Tháng Năm về với quê Người

(Baonghean.vn) - Tháng Năm này về với quê Bác, những người con đất Việt như cảm thức được những vẻ đẹp của một hồn quê Việt Nam. Hồn quê ấy được thể hiện bởi căn nhà tranh đơn sơ, những cảnh quan như ao cá, hàng cây...
Trong nắng tháng Năm chan hòa, hương sen thơm mát, cùng tiếng ve kêu râm ran, du khách muôn phương lại hội tụ về Kim Liên thăm Làng Sen, làng Hoàng Trù... những di tích đã gắn liền với tuổi thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Huy Thư
Trong nắng tháng Năm chan hòa, hương sen thơm mát, cùng tiếng ve kêu râm ran, du khách muôn phương lại hội tụ về Kim Liên thăm Làng Sen, làng Hoàng Trù... những di tích đã gắn liền với tuổi thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Huy Thư
Các em học sinh với những bộ đồng phục nghiêm chỉnh chăm chú nghe các thuyết minh viên kể về thời thơ ấu của Bác. Qua giọng kể truyền cảm đúng chất Nghệ các em như thấm hơn về sự vĩ đại, bình dị và gần gũi của Người. Ảnh: Đức Anh
Các em học sinh với những bộ đồng phục nghiêm chỉnh chăm chú nghe các thuyết minh viên kể về thời thơ ấu của Bác. Qua giọng kể truyền cảm đúng chất Nghệ, các em như thấm hơn về sự vĩ đại, bình dị và gần gũi của Người. Ảnh: Đức Anh
Tìm hiểu những kỷ vật trong ngôi nhà tranh nơi gắn liền với tuổi thơ của Bác. Ảnh: Đức Anh
Tìm hiểu những kỷ vật trong ngôi nhà tranh nơi gắn liền với tuổi thơ của Bác. Ảnh: Đức Anh
Bên mái nhà tranh quê Bác, để truyền tải những thông tin về di tích cho những "du khách nhí" hiếu động, các thuyết minh viên đã thu hút sự chú ý của các em bằng cách thuyết trình vừa dí dỏm, vừa xúc động, thông qua những câu chuyện về tuổi thơ của Người. Ảnh: Huy Thư
Bên mái nhà tranh quê Bác, để truyền tải những thông tin về di tích cho những "du khách nhí" hiếu động, các thuyết minh viên đã thu hút sự chú ý của các em bằng cách thuyết trình vừa dí dỏm, vừa xúc động, thông qua những câu chuyện về tuổi thơ của Người. Ảnh: Huy Thư

Cảm nhận chung của du khách khi về thăm quê Bác dịp này là sự xúc động sâu sắc. Bên mái nhà tranh mộc mạc, khi nghe thuyết minh viên kể về tuổi thơ của Bác Hồ và người thân trong gia đình ở quê hương, nhiều người đã không cầm nổi nước mắt. Ảnh: Huy Thư
Cảm nhận chung của du khách khi về thăm quê Bác dịp này là sự xúc động sâu sắc. Bên mái nhà tranh mộc mạc, khi nghe thuyết minh viên kể về tuổi thơ của Bác Hồ và người thân trong gia đình ở quê hương, nhiều người đã không cầm nổi nước mắt. Ảnh: Huy Thư

Bà Lê Thúy Hằng (61 tuổi) trú ở quận Ba Đình (Hà Nội) có mặt tại quê nội Bác Hồ chia sẻ: Tôi về thăm quê Bác đã nhiều lần, mỗi lần có một cảm nhận riêng, nhưng chung nhất là sự xúc động trước sự bình dị đơn sơ mà cao cả của Người. Ảnh: Huy Thư
Bà Lê Thúy Hằng (61 tuổi) trú ở quận Ba Đình (Hà Nội) có mặt tại quê nội Bác Hồ chia sẻ: Tôi về thăm quê Bác đã nhiều lần, mỗi lần có một cảm nhận riêng, nhưng chung nhất là sự xúc động trước sự bình dị đơn sơ mà cao cả của Người. Ảnh: Huy Thư
Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thạch (Chương Mỹ, Hà Nội) lần đầu tiên về thăm quê Bác, xúc động trước những hình ảnh, kỷ vật nơi mảnh đất sinh ra vị cha già dân tộc. Ảnh: Đức Anh
Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thạch (Chương Mỹ, Hà Nội) lần đầu tiên về thăm quê Bác, xúc động trước những hình ảnh, kỷ vật nơi mảnh đất sinh ra vị cha già dân tộc. Ảnh: Đức Anh
Đền Chung Sơn là nơi thờ tự gia tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng thể công trình Đền có diện tích 83,63 ha, được thiết kế và thi công khéo léo dựa vào thế núi Chung, càng uy nghi về tâm linh và thể hiện một khu du lịch sinh thái tiềm năng. Đây là biểu hiện sinh động của văn hóa và bản sắc vùng địa linh nhân kiệt xứ Nghệ; đồng thời, là sự thể hiện về sức mạnh dân tộc Việt bằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức và những giá trị nhân văn. Ảnh: Đức Anh
Sau khi thăm quê nội và quê ngoại Bác Hồ, du khách đến đền Chung Sơn, là nơi thờ tự gia tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổng thể công trình đền có diện tích 83,63 ha, được thiết kế và thi công khéo léo dựa vào thế núi Chung, càng uy nghi về tâm linh và thể hiện một khu du lịch sinh thái tiềm năng. Đây là biểu hiện sinh động của văn hóa và bản sắc vùng địa linh nhân kiệt xứ Nghệ; đồng thời, là sự thể hiện về sức mạnh dân tộc Việt bằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chung sức và những giá trị nhân văn. Ảnh: Đức Anh
Các giáo viên và học sinh dâng hương tại đền Chung Sơn. Ảnh: Đức Anh
Các giáo viên và học sinh dâng hương tại đền Chung Sơn. Ảnh: Đức Anh
Về với Khu di tích Kim Liên mọi người còn được hòa mình vào với thiên nhiên trong lành, thơ mộng. Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, năm 2019, Khu di tích Kim Liên đã tu bổ, tôn tạo lại ao cá tại tuyến ra quê nội. Đây là không gian mang lại cảm giác thư thái cho mọi người khi về với quê Bác. Ảnh: Đức Anh.
Cụm Di tích Làng Sen - Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay đã được xây dựng thêm nhiều cảnh quan như ao cá, vườn cây, phục dựng nhà hàng xóm... để phục vụ khách tham quan về với quê Bác. Năm 2019, Khu Di tích Kim Liên đã tu bổ, tôn tạo lại ao cá tại tuyến ra quê nội. Đây là không gian mang lại cảm giác thư thái cho mọi người khi về đây. Ảnh: Đức Anh.
Cá chép vàng mang từ Khu di tích Phủ Chủ tịch Hà Nội vào Khu di tích Kim Liên để thả. Du khách đến tham quan được tự tay cho cá ăn. Ảnh: Đức Anh
Cá chép vàng mang từ Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hà Nội vào Khu Di tích Kim Liên. Du khách đến tham quan được tự tay cho cá ăn. Ảnh: Đức Anh
Trong dòng người lên núi Đại Huệ, thật xúc động khi có những cụ già đã 80, 90 tuổi vẫn leo núi băng băng để lên thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ. Một cụ già 92 tuổi quê ở Hà Tĩnh cho hay: Tôi nghĩ mình vẫn còn lên đây thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan nhiều lần nữa. Ảnh: Huy Thư
Trong dòng người lên núi Đại Huệ, thật xúc động khi có những cụ già đã 80, 90 tuổi vẫn leo núi băng băng để lên thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ. Một cụ già 92 tuổi quê ở Hà Tĩnh cho hay: Tôi nghĩ mình vẫn còn lên đây thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan nhiều lần nữa. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.