Thế giới 24/7: Xung đột leo thang ở Dải Gaza; Saudi Arabia thừa nhận nhà báo bị đánh chết

Hữu Quân (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới tuần qua đã diễn ra với nhiều sự kiện nổi bật như: Saudi Arabia thừa nhận nhà báo bị đánh chết trong lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ; Xung đột leo thang ở biên giới Israel-Gaza; Macedonia chính thức đổi tên nước thành Cộng hòa Bắc Macedonia; Đánh bom tại trường học Crimea, Nga; Canada trở thành thị trường cần sa hợp pháp lớn nhất thế giới; Lượng mưa kỷ lục tạo thành lũ quét ở Pháp...
Nhà báo Jamal Khashoggi phát biểu tại một sự kiện tại London Anh, ngày 29/9/2018. Ảnh Reuters

Saudi Arabia thừa nhận nhà báo bị đánh chết trong lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trong diễn biến về vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi, hôm 20/10, nhà chức trách Saudi Arabia đã thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi đã chết trong lãnh sự quán nước này ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. "Tranh cãi giữa Khashoggi và những người ông ấy gặp trong lãnh sự quán đã biến thành một cuộc ẩu đả, dẫn tới cái chết của ông", Reuters dẫn thông báo của cơ quan công tố Saudi viết. Nhà chức trách Saudi cho hay cuộc điều tra đang tiếp tục được tiến hành. Ít nhất 18 công dân Saudi có liên quan đến vụ việc đã bị bắt. Trong ảnh: Nhà báo Jamal Khashoggi phát biểu tại một sự kiện tại London Anh, ngày 29/9/2018. Ảnh Reuters

Thổ Nhĩ Kỳ cho hay đang mở rộng phạm vi tìm kiếm thi thể của nhà báo Khashoggi.
Trước đó, hôm 18/10, các điều tra viên Thổ Nhĩ Kỳ đã lục soát tòa tổng lãnh sự Saudi Arabia lần thứ 2, nơi ông Khashoggi biến mất. Thổ Nhĩ Kỳ cho hay đang mở rộng phạm vi tìm kiếm thi thể của nhà báo Khashoggi. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng nhà báo này bị sát hại bởi mật vụ Saudi bên trong lãnh sự quán, xác ông này đã bị giấu ở một khu rừng gần đó. Ảnh: Reuters
Cũng trong ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu cho rằng lời giải thích của Saudi Arabia về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi là đáng tin và cho biết đang cân nhắc biện pháp trừng phạt. Trái ngược với Tổng thống Trump, nhiều thành viên quốc hội Mỹ nghi ngờ sự chân thực trong tuyên bố về cái chết của Khashoggi do Saudi đưa ra sau nhiều tuần bác bỏ trách nhiệm. Trong ảnh: Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ nơi cư trú của Tổng lãnh sự Saudi Arabia Mohammad al-Otaibi ở Istanbul, ngày 17/10. Ảnh: Reuters
biểu tình kêu gọi dỡ bỏ phong tỏa Israel trên Gaza và yêu cầu quyền trở về quê hương của họ
Xung đột leo thang ở biên giới Israel-Gaza: Các cuộc đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra trên Dải Gaza giữa những người Palestine biểu tình kêu gọi dỡ bỏ phong tỏa Israel trên Gaza và yêu cầu quyền trở về quê hương của họ và quân đội Israel. Trong ảnh: Người Palestine tháo hàng rào dây thép gai của Israel tại biên giới Israel-Gaza, ngày 19/10.
Israel - gaza
Bạo lực đang gia tăng trở lại tại khu vực Bờ Tây và Dải Gaza, trong khi khủng hoảng nhân đạo tại Gaza ngày càng trầm trọng. Các binh sĩ Israel đã bắn và làm bị thương 130 người Palestine trong các cuộc biểu tình gần biên giới Dải Gaza ngày 19/10.  Trong ảnh: Quân lính Israel bên cạnh hàng rào biên giới Israel-Gaza.
Macedonia chính thức đổi tên nước: Ngày 19/10, Quốc hội Macedonia đã thông qua những thay đổi hiến pháp nhằm cho phép quốc gia này đổi tên nước thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Theo kết quả bỏ phiếu tại Quốc hội, tổng cộng có 80/120 nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ việc thay đổi tên nước, vừa đủ thế đa số 2/3 cần thiết để thông qua. Trong ảnh: Quốc hội Macedonia bỏ phiếu thông qua thay đổi hiến pháp, trong lúc các thành viên phe đối lập của VMRO-DPMNE đứng tẩy chay phiếu bầu. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev đã tuyên bố Chính phủ sẽ tìm cách thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội để thông qua kết quả cuộc trưng cầu ý dân lần này và hối thúc các nghị sĩ ủng hộ. Việc đổi tên quốc gia này sẽ giúp Skopje dỡ bỏ rào cản và sớm gia nhập Tổ chức Hiệp ước BẮc Đại Tây Dương (NATO) cũng như trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong ảnh: Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev nói chuyện với giới truyền thông sau khi Quốc hội Macedonia thông qua đổi tên nước. Ảnh: Reuters
Đánh bom tại trường học Crimea, Nga: Vụ việc xảy ra hôm 17/10 tại một trường học ở thành phố Kerch trên bán đảo Crimea. Ít nhất 18 người được xác nhận thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương. Lãnh đạo Crimea, ông Sergei Askyonov cho biết một sinh viên 22 tuổi của Đại học Kerch đã tham gia vụ tấn công. "Kẻ sát nhân đã tự sát. Đó là một sinh viên năm 4 của trường". Trong ảnh: Nhân viên phản ứng khẩn cấp nâng cáng để đưa người bị thương lên xe.
 Cơ quan chức năng cho biết họ đang điều tra động cơ của vụ tấn công. Bạn gái cũ của nghi phạm cho biết y từng nói rằng sẽ trả thù việc từng bị bắt nạt ở trường học. Bạn cùng lớp miêu tả Roslyakov là người ít nói, khép kín, không thích giao tiếp và quan tâm đến những kẻ giết người hàng loạt. Bố mẹ Roslyakov đã ly hôn. Trong ảnh: Camera an ninh ghi lại khoảnh khắc Vladislav Roslyakov mang súng vào trong trường. Ảnh: Twitter
Biểu tình biến thành bạo loạn ở Haiti: Ít nhất một người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở Haiti ngày 17/10 về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến chương trình cho vay dầu mỏ Petrocaribe của Venezuela, kêu gọi Tổng thống Jovenel Moise từ chức. Trong ảnh: Cảnh sát Quốc gia Haiti bắn đạn hơi cay về phía người biểu tình. Ảnh: Reuters
Canada trở thành thị trường cần sa hợp pháp lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters

Canada trở thành thị trường cần sa hợp pháp lớn nhất thế giới: Bắt đầu từ 12h01 ngày 17/10, người trưởng thành ở Canada sẽ được phép mang theo và chia sẻ nhiều nhất 30 gram cần sa tại nơi công cộng, theo một dự luật thông qua hồi tháng 6. Công dân cũng được trồng đến 4 cây cần sa tại nhà riêng và tạo ra những sản phầm dùng cho cá nhân. Người sử dụng phải đủ 18 tuổi. Việc sản xuất, phân phối, sử dụng và bán cần sa cho trẻ vị thành niên là phạm pháp. Ảnh: Reuters

Canada trở thành thị trường cần sa hợp pháp lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters

Một số chuyên gia y tế ở Canada đã bày tỏ lo ngại trước việc nước này hợp pháp hóa cần sa. Tuy nhiên, việc mua bán và sử dụng cần sa vẫn được quản lý bởi những quy định nghiêm ngặt. Chính phủ cấm bán cần sa chung với rượu và thuốc lá. Người tiêu dùng được khuyến khích mua cần sa tại những nhà bán lẻ do chính quyền quản lý hoặc những nhà sản xuất có đầy đủ giấy phép. Trong ảnh: Giám đốc điều hành tăng trưởng tán lá Bruce Linton hoan nghênh sau khi trao người đầu tiên xếp hàng để mua cần sa giải trí hợp pháp đầu tiên, tại cửa hàng bán lẻ Tweed ở St John's, Newfoundland và Labrador. Ảnh: Reuters

lũ quét ở pháp
Lũ quét làm hư hại nhiều con đường ở tỉnh Aude, miền Nam nước Pháp.
Lượng mưa kỷ lục tạo thành lũ quét ở Pháp: Cơn bão mạnh nhất trong một thập kỷ khiến lượng mưa tương đương mức trung bình của 3 tháng đổ xuống khu vực Carcassonne, miền Tây Nam nước Pháp, chỉ trong vài giờ ngày 15/10. Nước sông dâng lên tràn bờ, vượt ngưỡng cao nhất trong 100 năm qua. Ảnh: Reuters
Giới chức tỉnh Aude, miền Nam nước Pháp, cho biết 11 người đã thiệt mạng. Trước đó Bộ Nội vụ nước này đưa ra con số là 13. Hai người mất tích và 8 người bị thương nặng. Ở những nơi khác, lũ quét lật ngược xe ôtô, làm ngập đường, hư hại các tòa nhà và sập cầu. Ở phía Bắc Carcassone, chính quyền địa phương phải ra lệnh cấm lưu thông trên cầu. Ảnh: Reuters
Hàng trăm người tụ tập theo dõi lễ hội Dussehra trước khi đoàn tàu cán qua. Ảnh: AFP.

Tàu hỏa lao vào hàng trăm người tại lễ hội Ấn Độ: Lễ đốt hình nộm quỷ Ravana, nằm trong lễ hội Dussehra, ở thành phố Amritsar, bang Punja, được tổ chức vào lúc 18h30 ngày 19/10, sau một màn trình diễn pháo hoa lớn. Sự kiện thu hút hàng trăm người dân tham dự. Để duy trì khoảng cách an toàn với hình nộm, nhiều người đã lùi ra đường ray gần đó. Ít phút sau, trong tiếng pháo nổ, một đoàn tàu lao tới đâm vào đám đông, khiến ít nhất 59 người chết và 100 người bị thương. Trong ảnh: Hàng trăm người tụ tập theo dõi lễ hội trước khi đoàn tàu cán qua. Ảnh: AFP.

Theo các nhân chứng, lễ đốt nộm quỷ Ravana thường diễn ra sớm hơn nhưng lần này bị trễ do một khách mời quan trọng đến muộn. Tàu chở dầu diesel khi đó đang trên đường từ thành phố Hoshiarpur đến Amritsar và không có rào chắn gần đoạn đường ray trên hay cảnh báo nào từ ban tổ chức. Ảnh: Reuters

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.