“Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” của Bác Hồ sau Cách mạng tháng Tám

(Baonghean) - Còn nhớ, tại Tân Trào thuộc tỉnh Tuyên Quang, ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân nhóm họp, nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh, quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta!”.

Người dân hân hoan trong niềm vui độc lập        - Ảnh tư liệu

Trước tình hình biến đổi mau lẹ, diễn ra trên toàn quốc cũng như ở tỉnh nhà,  Ban Thường vụ Mặt trận Việt Minh Nghệ - Tĩnh kịp thời thành lập Ủy ban khởi nghĩa, phát động khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh. Chớp thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Ủy ban khởi nghĩa Nghệ - Tĩnh phát lệnh cho các địa phương, tùy hoàn cảnh cụ thể mà bố trí ngay việc giành chính quyền. Ngày 16/8, nhân dân xã Thanh Thủy của huyện Nam Đàn giành chính quyền. Tiếp theo là các làng xung quanh Vinh, vào ngày 17/8, như Yên Dũng, Lộc Đa… Quỳnh Lưu là huyện đầu tiên của Nghệ An giành chính quyền cấp huyện thắng lợi vào ngày 18/8. Đúng 12 giờ trưa ngày 21/8, các lực lượng cách mạng kéo đến bao vây Dinh tỉnh trưởng, tỉnh trưởng lúc bấy giờ là Đặng Văn Hướng ra hàng. Thay mặt Ủy ban cách mạng lâm thời Nghệ An, đồng chí Lê Viết Lượng tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền mới, và cổ vũ quần chúng giúp đỡ giữ gìn an ninh thành phố, góp phần bảo vệ chính quyền còn non trẻ. Cuộc khởi nghĩa ở Vinh thắng lợi tạo đà thúc đẩy nhanh chóng việc giành chính quyền ở các huyện còn lại… Như vậy, chỉ trong vòng 9 ngày, từ  ngày 18 đến  26/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Nghệ An đã đi tới thắng lợi hoàn toàn!

Nghệ An, đã góp phần không nhỏ cùng cả nước làm nên “một cuộc cách mạng kỳ diệu và từ đó dần đi đến bao thắng lợi to lớn khác” (Nhà sử học Furuta Mooto, Nhật Bản). Về thăm quê  hương Nghệ An sau bao nhiêu năm xa cách, ngày 14/6/1957, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ tỉnh nhà, Bác Hồ khen ngợi và ghi nhận: “Trong thời kỳ kháng chiến, các đồng chí đã đoàn kết được nhân dân và lãnh đạo nhân dân phục vụ kháng chiến đến thắng lợi. Đó là điểm tốt! ”.  

Ở Nghệ An, ngay sau cao trào Cách mạng của mùa Thu năm ấy, có một sự kiện không phải ai cũng biết tới: Với bút danh Hồ Chí Minh, Bác có “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”. Bức thư chưa đầy 900 chữ, đề ngày 17/9/1945, viết tại Hà Nội, lấy danh nghĩa của một đồng chí già, mục đích là để san sẻ ít kinh nghiệm với các đồng chí quê mình. Thư gồm 4 mục nhỏ, đánh số rõ ràng nhằm chuyển tải 4 nội dung:

-  Ý nghĩa rất to lớn của cuộc cách mạng dân tộc;

-  Lý giải vì sao cuộc cách mạng thắng lợi;

-  Sự nghiệp kiến thiết xây dựng xã hội mới sau khi giành chính quyền; 
 
-  Phần dài nhất, đậm nhất cuối thư, Bác nêu những khó khăn cần giải quyết, phải vừa làm vừa học, cái chính là theo cho đúng chính sách của Chính phủ ban hành. 

Chính sách của Chính phủ ngay sau giành chính quyền, theo Bác rút lại chỉ trong có 2 chuyện: Củng cố đoàn kết và sửa chữa khuyết điểm. Sức mạnh đoàn kết dân tộc, ai cũng rõ rồi, nhưng nêu rõ ra và yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trên nhiều phương diện chủ yếu của cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ thì không phải ai cũng quán triệt. Những khuyết điểm đó, cụ thể ra là thói bao biện, hẹp hòi; lạm dụng hình phạt; kỷ luật không nghiêm; một số việc làm xấu xa như lên mặt làm quan cách mạng, độc đoán, dùng phép công để báo thù tư… Tất cả khiến dân chúng hoang mang, nền đoàn kết bị lung lay, uy tín của Chính phủ và đoàn thể bị ảnh hưởng xấu. Giành được chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn nhiều - nhận thức sâu sắc quy luật này, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng chí, đồng bào ở tỉnh nhà phải lập tức sửa đổi ngay. Bác chỉ rõ, không sợ có khuyết điểm, chỉ sợ không có quyết tâm sửa đổi khuyết điểm, sợ không có tấm lòng chí công vô tư với dân với nước!

67 năm đã trôi qua, thông điệp trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của một giai đoạn hào hùng, và ý nghĩa thời sự đối với tư tưởng phê và tự phê bình của cán bộ, đảng viên các cấp, trong những ngày này... 

Kim Hùng

tin mới

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, công tác tổ chức Tết Trung thu cho những trẻ em kém may mắn đã được các tổ chức xã hội, đoàn thể và các nhà hảo tâm quan tâm, giúp các em phần nào vợi đi những thiệt thòi, bất hạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

(Baonghean.vn) - Trong ngôi nhà nhỏ với ban công rực nắng, nhạc sĩ Lê Hàm đón tôi bằng nụ cười trìu mến. Ông nói rằng, cả đời ông gắn bó với thành Vinh, nên cuối đời được ở đây, trong ngôi nhà nhỏ chỉ cách phố xá nhộn nhịp ngoài kia mấy bước chân, đã đủ để ông mãn nguyện rồi.

Vinh – thành phố của những giao thoa

Vinh - Nơi hội tụ của những giao thoa

(Baonghean.vn) - Không quá ồn ào, náo nhiệt, không quá vắng vẻ, trầm mặc, thành phố Vinh khiến nhiều người lưu luyến bởi sự cân bằng của những sắc thái. Sự cân bằng, vừa đủ đó chính là kết quả của những giao thoa đặc biệt mà chỉ ở Vinh mới có.

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.