Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Theo Hà Văn (Chinhphu.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị và phiên họp được kết nối trực tuyến tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng tham dự Hội nghị và phiên họp tại điểm cầu Chính phủ có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các thành viên Chính phủ; đồng chí Đinh Văn Ân – Trợ lý Tổng Bí thư.

Theo chương trình, Hội nghị và phiên họp tập trung thảo luận một số nội dung chính: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Hội nghị và phiên họp cũng sẽ thảo luận về việc triển khai các dự án giao thông quan trọng quốc gia những khó khăn, vướng mắc và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới. Các dự án này gồm dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025; đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 vùng Thành phố Hồ Chí Minh; cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tình hình có nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp

Phát biểu khai mạc Hội nghị và phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong 6 tháng qua, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, nhanh, phức tạp, có những yếu tố chúng ta dự báo được nhưng cũng có nhiều yếu tố chưa dự báo được.

Cụ thể, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt. Xung đột tại Ukraine khiến giá dầu, lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhiều tổ chức, chuyên gia dự báo kinh tế thế giới còn tiếp tục gặp nhiều khăn, có khả năng suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của COVID-19 và tình hình hiện nay, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới so với đầu năm. Lạm phát tăng ở mức cao ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều đối tác, quốc gia lớn thay đổi chính sách về kinh tế và chống dịch. An ninh lương thực, an ninh năng lượng đang là vấn đề lớn. Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp sau một thời gian tạm lắng, kể cả tại những nước có hệ thống y tế tiên tiến.

Trong nước, chúng ta có những thuận lợi do kế thừa thành quả của nhiều nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời cần khắc phục nhiều vấn đề nội tại, hạn chế, bất cập, tiếp tục xử lý những vấn đề tồn đọng nhiều năm, triển khai các nhiệm vụ thường xuyên và giải quyết các vấn đề phát sinh, đột xuất, đặc biệt là sức ép lạm phát rất cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, đứt gãy các chuỗi cung ứng…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, ủng hộ của Quốc hội, sự đồng tình của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, tình hình kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhiều mặt đạt kết quả ấn tượng.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế-xã hội còn một số khó khăn cần tiếp tục giải quyết, như dịch bệnh COVID-19 còn có thể diễn biến phức tạp, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế… cần giải pháp phù hợp, việc giải ngân đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa.

Nhấn mạnh cần tiếp tục xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là thuận lợi và thời cơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được trong 6 tháng đầu năm; nhận định khách quan, trung thực, đầy đủ, toàn diện về các kết quả, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm, khó khăn, thách thức chính hiện nay, đặc biệt các địa phương cần chia sẻ những kinh nghiệm hay cũng như đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những trọng tâm trong thời gian tới.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 - Ảnh 2.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao đề ra

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước được tổ chức thành công, tạo nên khí thế mới, xung lực mới, nhất là Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã quyết định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, tác động tích cực đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp, ứng phó linh hoạt, kịp thời với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước.

Nền kinh tế trong nước đã có bước phục hồi nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là giá cả xăng dầu, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải tăng cao, tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp.

Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự ủng hộ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-CP, thích ứng với bối cảnh mới, vừa tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt và những tồn tại, yếu kém, điểm nghẽn của nền kinh tế, vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, hỗ trợ tích cực phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết 01/NQ-CP trong quý II cơ bản đáp ứng yêu cầu, hoàn thành 72,6% số nhiệm vụ được giao. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 đạt nhiều kết quả tích cực.

Kinh tế có bước phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao đề ra, trong đó, GDP quý II ước tăng 7,72% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến kịch bản và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.

Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ ; nhiều địa phương động lực đã đạt mức tăng trưởng GRDP cao như: Hà Nội (7,79%), Bắc Giang (24,0%), Bắc Ninh (14,7%), Thanh Hóa (13,41%), Quảng Nam (12,8%), Khánh Hòa (12,58%), Hải Dương (11,82%), Hải Phòng (11,1%), Quảng Ninh (10,66%), Vĩnh Phúc (10,1%), Đà Nẵng (7,23%), Đồng Nai (7,06%), Bình Dương (6,84%)…

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh, cơ bản tiệm cận mức tăng tại thời điểm trước dịch. Tình hình đăng ký doanh nghiệp rất tích cực. Tính chung 6 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng 25,4% so với cùng kỳ, lần đầu tiên vượt mốc 100.000 doanh nghiệp; trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới đạt trên 76.000 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay

Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại phù hợp với tình hình.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ đạt trên 48 nghìn tỷ đồng

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngay sau khi Nghị quyết số 11/NQ-CP được ban hành, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau hơn 5 tháng triển khai, hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra; ban hành gần như đầy đủ các văn bản để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận khi nhiều chính sách mới nhưng đã được đánh giá tác động đầy đủ và trình ban hành theo đúng quy định thời gian ngắn.

Một số nội dung có tính chất phức tạp, liên quan đến việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình của nhiều bộ, cơ quan, địa phương đang được gấp rút xây dựng, hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành, như văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hầu hết đạt kết quả tốt, đạt trên 48 nghìn tỷ đồng, trong đó các chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đạt 8.888 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng; miễn giảm thuế VAT, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện cho vay tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP là 57,37 nghìn tỷ đồng.

Một số chính sách gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện đã nhanh chóng được điều chỉnh để tạo thuận lợi trong triển khai, thực hiện, như Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2022/NĐ-CP ngày 20/6/2022, trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, nhất là trong bối cảnh yêu cầu phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế-xã hội; đã có nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc và thành lập 6 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công. Ước giải ngân đến 30/6/2022 đạt 27,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 29%).

Tính đến tháng 6 năm 2022, đã có khoảng 65 văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia được các bộ, cơ quan Trung ương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành. Hầu hết các địa phương đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, trong đó: 63/63 địa phương ban hành cơ chế chính sách riêng để thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, 22/63 địa phương có báo cáo tình hình ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn…

Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương là hơn 92.057 tỷ đồng. Năm 2022 đã giao 34.049 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch năm 2022) cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

tin mới

Cử tri thị xã Hoàng Mai kiến nghị bất cập liên quan đến làm 'bìa đỏ', đường gom khi thi công cao tốc

Cử tri thị xã Hoàng Mai kiến nghị bất cập liên quan đến làm 'bìa đỏ', đường gom khi thi công cao tốc

(Baonghean.vn) - Sáng 25/9, tại xã Quỳnh Trang, Thị xã Hoàng Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XV có cuộc tiếp xúc cử tri, kết hợp tiếp xúc chuyên đề trước kỳ họp thứ 6. Cử tri Hoàng Mai phản ánh nhiều nội dung liên quan xây dựng, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/9

(Baonghean.vn) - Sở Nội vụ trả lời ý kiến cử tri; Tuyên dương 95 học sinh "con ngoan, trò giỏi" trong Khối Các cơ quan tỉnh; Trẻ em biên giới bằng rừng tới lớp… là những thông tin nổi bật ngày 24/9.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/9

(Baonghean.vn) - Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở Nam Đàn; Lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương trao quà tại huyện Tương Dương; Nghệ An phát triển dự án điện; Tổ công tác Bộ Công an xử lý nồng độ cồn tại TP. Vinh... 

Thuốc lá điện tử và những hệ lụy khó lường

Thuốc lá điện tử và những hệ lụy khó lường

(Baonghean.vn) - Trào lưu hút thuốc lá điện tử đang ngày càng "xâm nhập" nhiều vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh. Ông Trần Minh Tuệ - Phó Giám đốc Sở Y tế có những trao đổi về nguy cơ và hậu quả khôn lường khi sử dụng thuốc lá điện tử. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/9

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Cục Thống kê; Nghệ An dành hơn 8.000 ha đất để phát triển khu công nghiệp đến năm 2030; Đến tháng 10/2023, 100% cơ quan, đơn vị và địa phương ở Nghệ An sẽ được cấp nguồn chi trả lương theo mức mới… là những thông tin nổi bật ngày 22/9.

Trao giải tập thể, cá nhân Hội thi Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giỏi tỉnh Nghệ An năm 2023

Trao giải tập thể, cá nhân Hội thi Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giỏi tỉnh Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Ban tổ chức Hội thi Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giỏi tỉnh Nghệ An năm 2023 đã trao giải Nhất cho đội Yên Thành, 4 giải Nhì, 9 giải Ba và 7 giải Khuyến khích cho các tập thể; trao giải thưởng cho 21 cá nhân; giải các phần thi xuất sắc cho 21 tập thể.

Chủ tịch UBND tỉnh: Nâng tầm công tác thống kê để các con số thực sự 'biết nói'

Chủ tịch UBND tỉnh: Nâng tầm công tác thống kê để các con số thực sự 'biết nói'

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị Cục Thống kê phải nâng tầm công tác thống kê để các con số thực sự "biết nói", phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách của tỉnh và các ngành, địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Chủ tịch UBND tỉnh: Thực hiện chuyển đổi số phải kiên trì, thực chất, hiệu quả

Chủ tịch UBND tỉnh: Thực hiện chuyển đổi số phải kiên trì, thực chất, hiệu quả

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị các sở, ngành, địa phương phải xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục; cả hệ thống chính trị phải vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao; triển khai thực hiện kiên trì, thực chất, hiệu quả, không dàn trải.

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phát huy hết tinh thần, trách nhiệm đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phát huy hết tinh thần, trách nhiệm đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần phát huy hết sức tinh thần trách nhiệm, xem công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, nhiệm vụ cấp bách.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/9

(Baonghean.vn) - Hội nghị trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến dự thảo Báo cáo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Nghệ An phát động ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023; Triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023... là những thông tin nổi bật trong ngày.

Làm rõ trách nhiệm các cấp, các ngành đối với kiến nghị, phản ánh của cử tri kéo dài

Làm rõ trách nhiệm các cấp, các ngành đối với kiến nghị, phản ánh của cử tri kéo dài

(Baonghean.vn) - Làm việc với UBND thành phố Vinh về giải quyết kiến nghị cử tri, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi đề nghị cần làm rõ trách nhiệm đối với các kiến nghị tồn đọng, kéo dài; khắc phục tình trạng, trách nhiệm chung chung và các kiến nghị tồn đọng không thể giải quyết dứt điểm

Nghệ An đề nghị bổ sung 4 nhiệm vụ trong dự thảo báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Nghệ An đề nghị bổ sung 4 nhiệm vụ trong dự thảo báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

(Baonghean.vn) - Góp ý vào dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị làm rõ hơn các tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và chỉ ra chủ thể thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. 

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 20/9

(Baonghean.vn) - Nghệ An khởi động xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 39; Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án 150 triệu USD; Thành Vinh rực rỡ cờ hoa chào mừng 60 năm thành lập... là những thông tin nổi bật trong ngày.

Huyện Con Cuông kiến nghị tỉnh sửa đổi quy trình giải quyết kiến nghị cử tri, tăng trách nhiệm các sở, ngành

Huyện Con Cuông kiến nghị tỉnh sửa đổi quy trình giải quyết kiến nghị cử tri, tăng trách nhiệm các sở, ngành

(Baonghean.vn) - Làm việc với Đoàn Giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, huyện Con Cuông kiến nghị tỉnh nghiên cứu sửa đổi quy trình tiếp nhận, giải quyết kiến nghị cử tri, bởi thực tiễn có nhiều nội dung tỉnh giao huyện thực hiện nhưng phải là thẩm quyền các sở, ngành cấp tỉnh mới làm được.