Thúc đẩy hoạt động thương mại với Lào
Trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, quan hệ thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược đối ngoại của hai nước. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt 700 triệu USD; dự kiến đến năm 2015 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Lào sang Việt Nam là 1,3 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%/năm cho cả giai đoạn; hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 1,1 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,5%/năm cho cả giai đoạn. trong nhận định chung của bộ Thương mại 2 nước, nghệ an là địa phương có điều kiện thuận lợi để tạo đà cho những hoạt động xúc tiến, cam kết thực hiện thương mại giữa 2 bên...
(Baonghean) - Trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, quan hệ thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược đối ngoại của hai nước. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt 700 triệu USD; dự kiến đến năm 2015 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Lào sang Việt Nam là 1,3 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%/năm cho cả giai đoạn; hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 1,1 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 21,5%/năm cho cả giai đoạn. trong nhận định chung của bộ Thương mại 2 nước, nghệ an là địa phương có điều kiện thuận lợi để tạo đà cho những hoạt động xúc tiến, cam kết thực hiện thương mại giữa 2 bên...
H iện nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Lào gồm hàng dệt, giày dép các loại, sản phẩm chất dẻo, gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dây điện và dây cáp điện... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Lào gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ, kim loại thường, ô-tô nguyên chiếc, nguyên phụ liệu thuốc lá và một số mặt hàng khác. Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam được giới thiệu và chấp nhận tại thị trường Lào. Trong trao đổi hàng hóa giữa hai nước được chia thành 3 nhóm gồm nhóm các mặt hàng được hưởng thuế suất ưu đãi 0%; nhóm các mặt hàng được ưu đãi giảm thuế 50% so với thuế suất trong khu vực mậu dịch tự do AFTA và nhóm các mặt hàng không được hưởng thuế suất ưu đãi.
Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Nghệ An chúc Tết Bunpimay lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn (năm 2013).
Hai bên cũng đã và đang thực hiện các thỏa thuận quan trọng đã ký như: Chiến lược hợp tác 2011 - 2020; Hiệp định hợp tác giai đoạn 2011 – 2015. Một trong những hoạt động phối hợp được xúc tiến và thực hiện tốt là tổ chức các hội chợ thương mại. Qua thực tế, cho thấy hội chợ là dịp để doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Lào có cơ hội quảng bá, thể hiện sự lớn mạnh của các sản phẩm ngành hàng, là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước hợp tác xây dựng mạng lưới xuất nhập khẩu hàng hóa một cách sâu rộng, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên. Trong khuôn khổ hội chợ, ngoài việc giới thiệu, trưng bày các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, còn có Chương trình giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Lào, tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm bạn hàng để thỏa thuận những cam kết làm ăn lâu dài.
Nghệ An tiếp giáp với 3 tỉnh của nước CHDCND Lào là Bôlykhămxay, Xiêng Khoảng và Hủa Phăn, có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy và 3 cửa khẩu phụ: Thông Thụ, Tam Hợp và Cao Vều cùng với nhiều lối mở tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa và đi lại của người dân, phương tiện qua lại biên giới giữa hai nước.
Ngoài việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm mở rộng, phát triển quan hệ thương mại với Lào, UBND tỉnh Nghệ An đã quy hoạch xây dựng khu kinh tế các cửa khẩu, phối hợp xây dựng quy hoạch chợ biên giới theo đề án quy hoạch chung của Bộ Công Thương. Theo đó, trên địa bàn 6 huyện biên giới của Nghệ An có 30 chợ biên giới, trong đó có 3 chợ cửa khẩu là: Thanh Thủy (Thanh Chương), Thông Thụ (Quế Phong) và Nậm Cắn (Kỳ Sơn). Trong số đó, hiện tại có 7 chợ đang hoạt động.
Trong số các chợ biên giới bên bạn có chợ Đin Đăm (huyện Noọng Het, tỉnh Xiêng Khoảng) sát với Cửa khẩu Nậm Cắn, được xây dựng từ năm 2006, là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa chủ yếu của nhân dân vùng biên giới hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng. Chợ họp chủ yếu vào 2-3 ngày cuối tháng. Số lượng thương nhân có ốt kinh doanh thường xuyên tại chợ khoảng 100 người. Các mặt hàng kinh doanh tại chợ chủ yếu là hàng nông lâm thuỷ sản, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và ăn uống. Doanh số bình quân khoảng 7 tỷ đồng/năm. Hiện nay, chợ Đin Đăm đang được Bộ Công Thương hai nước và hai tỉnh Nghệ An – Xiêng Khoảng lập dự án nâng cấp mở rộng.
Cùng với hoạt động thương mại, việc tăng cường mở rộng đầu tư hợp tác kinh tế với các tỉnh của Lào được lãnh đạo tỉnh Nghệ An chú trọng. Từ năm 2010 đến nay, đã có thêm hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư của Nghệ An tại thị trường Lào, nâng tổng số doanh nghiệp của Nghệ An tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư tại Lào lên gần 100 doanh nghiệp; từ năm 2010 đến hết năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Lào của Nghệ An đạt 172.713.821 USD…
Nhân dịp Tết Bunpimay cổ truyền của các bộ tộc Lào, từ 12 - 15/4/2013, tỉnh Nghệ An đã cử hai đoàn đi chúc tết các tỉnh của Lào. Đoàn đi chúc tết tỉnh Khăm Muộn và Bolykhămxay do đồng chí Hoàng Đăng Hảo - Giám đốc Sở Ngoại vụ làm trưởng đoàn. Đoàn đi chúc tết tỉnh Hủa Phăn do đồng chí Bùi Hoài Thanh - Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn. Ngoài ra lãnh đạo, nhân dân các địa phương vùng biên giới Việt - Lào của tỉnh đã làm thủ tục đi thăm, dự Tết Bunpimay với nhân dân tỉnh kết nghĩa Xiêng Khoảng. |
Anh Vũ
;
Các tin khác
- Cá tra Việt Nam “phản công”(17/04/2013)
- Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội 2013(19/04/2013)
- Xác định đúng mục tiêu cho đầu tư(20/04/2013)
- Thông hầm qua núi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai(21/04/2013)
- Cần bảo vệ diện tích rừng ngập mặn ở Quỳnh Lưu(22/04/2013)
- Việt Nam ủng hộ đạt được Mục tiêu Bogor vào 2020(22/04/2013)
- Kinh nghiệm từ Nghĩa Đàn(22/04/2013)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khánh thành Nhà máy sữa bột trẻ em Việt Nam(22/04/2013)
- Ngân hàng Nhà nước bác tin đồn đổi tiền(22/04/2013)
- Nam Đàn triển khai đề án sản xuất vụ hè thu 2013(23/04/2013)
.
.
.
.
.