Thủy sản Việt Nam tìm vận hội mới

Khép lại một năm 2015 đầy khó khăn, thủy sản Việt Nam đang chuyển mình sang trang mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn diện đang rất gần, thế nhưng, nhiều khó khăn mới cũng đang tìm đến.
Biến động xuất khẩu
Kết thúc năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm trước. Trong đó, 3 sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực là tôm giảm, cá tra và cá ngừ đều giảm. Đáng lo ngại là các thị trường tiêu thụ đang có nhiều dấu hiệu tiêu cực, có đến 163/164 thị trường kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, trừ thị trường ASEAN.
Nguyên nhân được cho là sự biến động về tỷ giá khiến cho lợi nhuận của các công ty Việt Nam giảm và các doanh nghiệp xuất khẩu cầm chừng. USD tăng giá mạnh, Euro và Yên Nhật mất giá khiến thị trường xuất khẩu đảo lộn. Nhưng đâu mới là nguyên nhân chính?
Giá các đồng ngoại tệ mạnh thay đổi ảnh hưởng đến nhiều quốc gia đang phát triển ngành xuất khẩu thủy sản chứ không riêng Việt Nam, do đó không thể lấy nguyên nhân này để “đổ thừa” cho tình trạng xuất khẩu giảm. Dễ thấy hơn, là sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới. Nếu trước kia cá tra của Việt Nam hầu như “không đối thủ” hay tôm sú Việt Nam là một thương hiệu lớn; thì nay đều gặp sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng khác cùng thị phần. Song vấn đề ở chỗ giá thành sản xuất của ngành thủy sản Việt Nam luôn ở mức cao.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Năm 2015, xuất khẩu cá tra giảm 10% so năm 2014.
Năm 2015, xuất khẩu cá tra giảm 10% so năm 2014.
Tích cực hội nhập
2015 được xem là một năm thành công về hội nhập trên lĩnh vực nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng. Tin vui từ thị trường Mỹ khi thuế chống bán phá giá tôm giảm, mức thuế trung bình 0,91% giảm mạnh so mức 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8 thuận lợi cho tôm Việt Nam vào Mỹ.
Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều ý kiến lo ngại người dân sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia; nhưng Bộ Ngoại giao khẳng định, với việc Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á-Âu, kết thúc đàm phán FTA với EU và Hiệp định TPP…; Việt Nam đã đảm bảo được các thị trường rộng lớn, giúp người dân tiêu thụ tốt sản phẩm, trong đó có thủy sản. Những thị trường này sẽ giúp Việt Nam giảm áp lực phụ thuộc thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro (10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 500 triệu USD nhưng chỉ khoảng 10% sản phẩm thủy sản được đưa vào nhà hàng, còn lại phần lớn tiêu thụ nội địa và vào mục đích khác).
Vấn đề chất lượng
Theo báo cáo của Cục Thú y, 10 tháng đầu năm 2015, hơn 8.000 tấn thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị các nước trả về do vi phạm quy định nhập khẩu. Nhiều thị trường đã phản ứng dứt khoát với sản phẩm vi phạm, như Tây Ban Nha, Australia, Đức. Mặc dù được đánh giá là giảm nhiều so với các năm trước, nhưng nhìn chung thương hiệu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể trong mấy năm qua.
Cùng đó, đến nay mới có 15 tỉnh phê duyệt kinh phí cho chương trình giám sát dịch bệnh và chất lượng thủy sản nuôi, với tổng kinh phí khoảng 20 tỷ đồng cho năm 2016. Việc không kiểm soát dịch bệnh từ gốc, không quyết liệt từ địa phương đã khiến ngành xuất khẩu lao đao.
Dịch bệnh hoành hành, theo nhiều chuyên gia, do nhiều địa phương đã chủ quan cho rằng dịch bệnh đã được khống chế và điều đó có nghĩa dịch bệnh trên tôm đã được giải quyết. Trong khi, chính các nhà khoa học từng tìm ra căn bệnh thế kỷ của tôm cũng cho biết việc phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp phòng chống bệnh trên tôm mới chỉ là bước đầu, việc phòng chống bệnh cho tôm phải được triển khai hằng ngày, trong đó, các biện pháp sử dụng vi sinh, nuôi trồng bền vững là giải pháp lâu dài.
Giải pháp đồng bộ
Năm 2016, hy vọng sẽ khởi sắc về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) khi Luật Thú y có hiệu lực (từ 1/7/2016). Việc tổ chức lại bộ máy, nhân sự cũng như kinh phí hy vọng sẽ tạo ra chuyển biến trong vệ sinh ATTP thủy sản. Thực chất lâu nay, đa số sản phẩm bị phát hiện kém chất lượng trả về là do các thị trường, các nhà nhập khẩu nước ngoài phát hiện. Trách nhiệm ngành thú y trong  kiểm định, đánh giá chất lượng nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu chưa cao.
Các chuyên gia đều dự báo kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2016, thậm chí 2017. Để đối phó, các doanh nghiệp đều mong chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung, trong đó giải pháp vốn là yêu cầu đầu tiên. Để bước vào chu kỳ sản xuất mới, các doanh nghiệp đều muốn có dòng vốn lãi suất thấp hơn và tăng hạn mức tín dụng cũng như thời gian cho vay.
Nhiều doanh nghiệp và người nuôi trồng cũng mong có giải pháp để tránh hiện tượng “lợi ích nhóm”; cùng đó, để giảm giá thành sản xuất, cần phải có sự liên kết và lợi nhuận phải được chia đều cho mọi khâu từ sản xuất đến xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài cùng chung sức để giảm giá thành vì thương hiệu chung thủy sản Việt Nam. 
Theo Thủy sản Việt Nam

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.