Tìm giải pháp khắc phục sạt lở trên công trình Thủy lợi Bản Mồng
(Baonghean) - Giải quyết dứt điểm vướng mắc giải phóng mặt bằng; sớm khắc phục tình trạng sạt lở đất trên kênh tiêu và tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp sau khi đã đền bù đất, là những nội dung chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong chuyến làm việc tại dự án Hồ chứa nước Bản Mồng vào trung tuần tháng 4 này.
Đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tại công trình đầu mối của Dự án Hồ chứa nước bản Mồng. Ảnh: Xuân Hoàng |
Dự án có 4 hợp phần xây dựng: công trình đầu mối; các trạm bơm lấy nước từ sông Hiếu và hệ thống kênh, công trình trên kênh; công trình thủy điện và hợp phần đền bù di dân tái định cư. Đến nay, cả 4 hợp phần đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, có những hợp phần đã hoàn thành trên 90% khối lượng công trình. Tuy nhiên, quá trình thi công, các nhà thầu gặp nhiều khó khăn. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là công tác GPMB của địa phương chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Hiện còn vướng mắc khâu GPMB tại lòng hồ, khu đầu mối của dự án. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã bàn giao mặt bằng hơn 135 ha đất các loại của 220 hộ dân thuộc cụm công trình đầu mối vè kênh dẫn dòng cho nhà thầu thi công. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 44.000m2 đất trồng cây lâm nghiệp của 3 hộ dân của xã Yên Hợp (Quỳ Hợp) chưa bàn giao mặt bằng, gồm: Hộ ông Đinh Viết Minh, hộ ông Trần Văn Bình và hộ ông Phạm Xuân Nhân. Mặc dù thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Quỳ Hợp, xã Yên Hợp tổ chức nhiều cuộc họp, đối thoại, vận động, nhưng các hộ dân chưa đồng tình...
Sau khi đi kiểm tra thực địa, làm việc với các bên liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo huyện Quỳ Hợp từ nay đến hết tháng 4, tiếp tục vận động các hộ dân này chấp thuận việc giải tỏa mặt bằng; nếu các hộ vẫn cố tình không chấp nhận, cho phép địa phương tiến hành cưỡng chế theo Thông báo ngày 5/3 của UBND huyện Quỳ Hợp; thời gian vận động đến hết tháng 4, nếu để cưỡng chế thì hạn chậm nhất là ngày 5/5 tới. Đối với các hộ tái lấn chiếm đất lâm nghiệp mà địa phương đã tiến hành bồi thường GPMB nay tiến hành trồng keo, UBND huyện Quỳ Hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất mà không có sự đền bù, đồng thời bàn giao cho nhà thầu trước ngày 30/4.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao UBND huyện Quỳ Châu phối hợp Ban quản lý dự án và các nhà thầu khẩn trương thực hiện công tác kiểm đếm, lập, phê duyệt phương án bồi thường đối với diện tích liên quan các hạng mục bổ sung, phát sinh, như công trình cầu trên Quốc lộ 48, các tuyến đường bãi thải, đường dây điện… hoàn thành trước ngày 30/4. Phần xây dựng khu tái định cư xen dắm trên địa bàn huyện Quỳ Châu, do UBND huyện Quỳ Châu làm chủ đầu tư, phải thực hiện khẩn trương các bước tiếp theo để triển khai xây dựng, đáp ứng yêu cầu về TĐC, GPMB phục vụ cho việc thi công xây dựng.
Công trình đầu mối của Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng dừng thi công do vướng 3 hộ chưa chịu chấp nhận đền bù đất. Ảnh: Xuân Hoàng |
Cũng trong chuyến làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh cũng kịp thời chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt lở mái trên kênh tiêu Châu Bình thuộc gói thầu số 14, do Tổng Công ty 36 thi công, triển khai từ năm 2014, hiện đã hoàn thành 93% khối lượng công trình.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều điểm trên bị sạt lở khá nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đại tá Nguyễn Thanh Giang - Phó Tổng Công ty 36 trực tiếp thi công cho rằng: Kênh tưới tiêu Châu Bình làm đúng thiết kế, là kênh đào nên không được xử lý bề mặt 100% mái. Tình trạng sạt lở diễn ra từ tháng 7/2015, phía Tổng Công ty đã nhiều lần báo lên chủ đầu tư, nhiều cuộc họp diễn ra nhưng chưa có phương án khắc phục.
Nguyên nhân sạt lở là do mực nước ngầm gây ra. Đề nghị chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án Bản Mồng sớm có phương án khắc phục để nhà thầu bàn giao công trình đúng tiến độ vào ngày 31/12 năm nay.
Kênh thông hồ Châu Bình, thủy lợi Bản Mồng bị sạt lở ảnh hưởng không nhỏ tới một số hộ dân. Ảnh Văn Trường. |
Giải trình về vấn đề trên, ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Hiện tượng sạt lở mái tại một số vị trí kênh tiêu với mức độ khá lớn. Hiện nay, chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang yêu cầu nhà thầu tư vấn triển khai lập phương án thiết kế dự toán khắc phục thiệt hại để gửi cơ quan bảo hiểm thẩm định thống nhất việc khắc phục thiệt hại và sửa chữa những vị trí sạt lở trước khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng trong năm 2017 đảm bảo chất lượng.
Riêng các hạng mục nhà thầu thi công xong mà chưa nghiệm thu, để xảy ra sự cố sạt lở thì nhà thầu phải tự bỏ kinh phí làm lại. Đối với những điểm được lát bê tông mái kênh theo thiết kế, bị nứt, vỡ, hư hỏng chủ đầu tư không nghiệm thu công trình.
Về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là chủ đầu tư chỉ đạo Ban Quản lý dự án Bản Mồng làm việc với công ty bảo hiểm, các nhà thầu tư vấn, thi công thực hiện việc khắc phục sạt lở mái trên kênh tiêu Châu Bình theo đúng quy định, có giải pháp kỹ thuật, an toàn lâu dài. Yêu cầu các nhà thầu thi công công trình đảm bảo kỹ thuật, đúng thiết kế.
Thời gian tới, tiến hành các thủ tục pháp lý để thi công cầu trên kênh dẫn; các nhà thầu cần tập trung cao mọi phương tiện kỹ thuật và tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công. Yêu cầu chủ đầu tư, UBND các huyện, các ngành phối hợp tháo gỡ những khó khăn trước mắt.
Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng được Nhà nước đầu tư với tổng mức vốn hơn 4.400 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, khởi công xây dựng năm 2010; đến nay số vốn đã cấp hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hơn 10 tỷ đồng... Nhiệm vụ chính của công trình là cấp nước tưới cho 18.871 ha đất canh tác, trong đó tưới tự chảy 2.713 ha, còn lại là tưới bằng động lực gồm 28 trạm bơm. Đây là công trình đại thủy nông lớn nhất khu vực Bắc miền Trung, mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào các dân tộc ở các huyện thuộc Tây Bắc Nghệ An. |
Xuân Hoàng
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cũng trong chuyến làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh cũng kịp thời chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt lở mái trên kênh tiêu Châu Bình thuộc gói thầu số 14, do Tổng Công ty 36 thi công, triển khai từ năm 2014, hiện đã hoàn thành 93% khối lượng công trình.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều điểm trên bị sạt lở khá nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đại tá Nguyễn Thanh Giang - Phó Tổng Công ty 36 trực tiếp thi công cho rằng: Kênh tưới tiêu Châu Bình làm đúng thiết kế, là kênh đào nên không được xử lý bề mặt 100% mái. Tình trạng sạt lở diễn ra từ tháng 7/2015, phía Tổng Công ty đã nhiều lần báo lên chủ đầu tư, nhiều cuộc họp diễn ra nhưng chưa có phương án khắc phục.
Nguyên nhân sạt lở là do mực nước ngầm gây ra. Đề nghị chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án Bản Mồng sớm có phương án khắc phục để nhà thầu bàn giao công trình đúng tiến độ vào ngày 31/12 năm nay.