Trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Nghệ An

Công Kiên - Đình Tuyên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nghệ An không chỉ được biết đến là vùng địa linh nhân kiệt, mà còn được biết đến là vùng quê giàu bản sắc văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực. Về Nghệ An, thưởng thức các món đặc sản, khách sẽ mong ước có ngày trở lại.
Có thể tạm chia văn hóa ẩm thực của Nghệ An thành 3 vùng chủ yếu: Vùng biển; vùng đồng bằng - trung du và vùng miền núi. Mỗi vùng có đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tài hoa của người chế biến. Trước hết, nói đến vùng biển là nói tới món mực nháy tươi rói, được hấp, luộc hoặc nướng, chứa đựng hương thơm, vị mặn mòi của biển cả. Các vùng biển trong nước đều có mực, nhưng món mực nháy ở vùng biển Nghệ An, đặc biệt là biển Cửa Lò có hương vị đặc trưng, ăn một lần du khách sẽ nhớ mãi. Ảnh tư liệu

Có thể tạm chia văn hóa ẩm thực của Nghệ An thành 3 vùng chủ yếu: Vùng biển; vùng đồng bằng - trung du và vùng miền núi. Mỗi vùng có đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tài hoa của người chế biến. Trước hết, nói đến vùng biển là nói tới món mực nháy tươi rói, được hấp, luộc hoặc nướng, chứa đựng hương thơm, vị mặn mòi của biển cả. Các vùng biển trong nước đều có mực, nhưng món mực nháy ở vùng biển Nghệ An, đặc biệt là biển Cửa Lò có hương vị đặc trưng, ăn một lần du khách sẽ nhớ mãi. Ảnh tư liệu

Vùng biển Nghệ An còn phổ biến món cá thu nướng than hoa. Cá thu được đánh bắt về từ biển khơi, được cắt thành từng miếng rồi gác lên nướng bếp than hồng. Ngọn lửa làm chín dần từng thớ cá, hương thơm lan tỏa khắp không gian. Vùng biển có nhiều sản vật khác như tôm nõn, ghẹ, cá trích... đều là những món ăn hấp dẫn. Trong ảnh: Chế biến món cá thu nướng. Ảnh: Quang An

Vùng biển Nghệ An còn phổ biến món cá thu nướng than hoa. Cá thu được đánh bắt về từ biển khơi, được cắt thành từng miếng rồi gác lên nướng bếp than hồng. Ngọn lửa làm chín dần từng thớ cá, hương thơm lan tỏa khắp không gian. Vùng biển có nhiều sản vật khác như tôm nõn, ghẹ, cá trích... đều là những món ăn hấp dẫn. Trong ảnh: Chế biến món cá thu nướng. Ảnh: Quang An

Vùng đồng bằng - trung du nổi tiếng với món lươn. Lươn được chế biến ra hàng chục món như cháo lươn, súp lươn, lươn xào sả ớt, lươn om chuối... Ngày nay, món lươn đã phổ biển ở khắp các vùng từ miền xuôi đến miền ngược, thành phố Vinh cũng có nhiều quán cháo lươn nổi tiếng. Đặc biệt, món súp lươn bánh mì, bánh mướt thành Vinh đã lọt vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2021 - 2022 do tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn. Ảnh: Đình Tuyên

Vùng đồng bằng - trung du nổi tiếng với món lươn. Lươn được chế biến ra hàng chục món như cháo lươn, súp lươn, lươn xào sả ớt, lươn om chuối... Ngày nay, món lươn đã phổ biển ở khắp các vùng từ miền xuôi đến miền ngược, thành phố Vinh cũng có nhiều quán cháo lươn nổi tiếng. Đặc biệt, món súp lươn bánh mì, bánh mướt thành Vinh đã lọt vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2021 - 2022 do tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn. Ảnh: Đình Tuyên

Chế biến món súp lươn và cháo lươn ở thành phố Vinh. Clip: Đình Tuyên

Tiếp đến là món giò bê, cũng là một món ăn nổi tiếng của Nghệ An. Món ăn này được làm từ giò bê nguyên tảng ướp các loại gia vị gồm nước mắm, hạt tiêu, trứng gà. Sau đó, cuộn tròn, gói lại bằng lá rồi hấp trong nồi gang, đun sôi khoảng nửa ngày. Với cách chế biến này, giò bê giữ được hương vị của thịt bê và hương thơm của các loại gia vị. Giò bê thường được bài trí trên mâm, cỗ ngày lễ, Tết và đám cưới, đám giỗ và có thể cất trữ được lâu ngày. Ảnh: Đức Anh

Tiếp đến là món giò bê, cũng là một món ăn nổi tiếng của Nghệ An. Món ăn này được làm từ giò bê nguyên tảng ướp các loại gia vị gồm nước mắm, hạt tiêu, trứng gà. Sau đó, cuộn tròn, gói lại bằng lá rồi hấp trong nồi gang, đun sôi khoảng nửa ngày. Với cách chế biến này, giò bê giữ được hương vị của thịt bê và hương thơm của các loại gia vị. Giò bê thường được bài trí trên mâm, cỗ ngày lễ, Tết và đám cưới, đám giỗ và có thể cất trữ được lâu ngày. Ảnh: Đức Anh

Vùng đồng bằng - trung du còn có nhiều món nổi tiếng như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn. Đặc biệt là món rươi ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) được ví là "lộc trời". Nhiều du khách chia sẻ sau khi thưởng thức rằng rươi là món ăn "dễ nghiện". Ảnh: Đình Tuyên

Vùng đồng bằng - trung du còn có nhiều món nổi tiếng như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn. Đặc biệt là món rươi ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) được ví là "lộc trời". Nhiều du khách chia sẻ sau khi thưởng thức rằng rươi là món ăn "dễ nghiện". Ảnh: Đình Tuyên

Chế biến món rươi ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên). Clip: Đình Tuyên
Ngược lên các huyện miền núi - vùng cao, nhiều du khách biết đến những món ăn truyền thống nổi tiếng của đồng bào các dân tộc như bò giàng, gà nướng, lợn nướng. Trong ảnh: Chế biến món bò giàng. Ảnh: Thanh Phúc

Ngược lên các huyện miền núi - vùng cao, nhiều du khách biết đến những món ăn truyền thống nổi tiếng của đồng bào các dân tộc như bò giàng, gà nướng, lợn nướng. Trong ảnh: Chế biến món bò giàng. Ảnh: Thanh Phúc

Cá mát cũng là một món ăn ngon nổi tiếng. Loài cá này sống trong khe suối có nhiều đá, chỉ ăn rong rêu nên sạch và thơm. Cá mát được chế biến bằng cách nướng, nấu canh măng hay luộc. Ảnh: Đình Tuyên

Cá mát cũng là một món ăn ngon nổi tiếng. Loài cá này sống trong khe suối có nhiều đá, chỉ ăn rong rêu nên sạch và thơm. Cá mát được chế biến bằng cách nướng, nấu canh măng hay luộc. Ảnh: Đình Tuyên

Vùng miền núi - vùng cao còn có nhiều món đặc sản, mang đậm hương vị núi rừng như cơm lam, xôi ngũ sắc, canh ột, moọc... Mâm cơm của đồng bào vùng cao được trang trí sắc màu hài hòa như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

Vùng miền núi - vùng cao còn có nhiều món đặc sản, mang đậm hương vị núi rừng như cơm lam, xôi ngũ sắc, canh ột, moọc... Mâm cơm của đồng bào vùng cao được trang trí sắc màu hài hòa như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

Tóm lại, ở vùng miền nào của Nghệ An cũng có những món ăn đặc sản, luôn gọi mời du khách đến thưởng thức và trải nghiệm. Ảnh: Đình Tuyên

Tóm lại, ở vùng miền nào của Nghệ An cũng có những món ăn đặc sản, luôn gọi mời du khách đến thưởng thức và trải nghiệm. Ảnh: Đình Tuyên

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.