Vì sao trường nội trú ở Con Cuông thành lập 10 năm rồi vẫn chưa xây?

Tiến Hùng - Mỹ Hà

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Theo lãnh đạo huyện Con Cuông, ban đầu dự án được phê duyệt nhưng thiếu vốn, sau khi có vốn thì chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên, vì thế phải hủy dự án cũ để khảo sát, lập dự án mới. Đó là lý do khiến ngôi trường thành lập đã 10 năm nhưng vẫn chưa được xây. 

Ngày 2/11, ông Vi Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết, địa phương đang đẩy nhanh các phần việc để sớm xây dựng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Con Cuông. "Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình vừa được Sở Xây dựng thẩm định cách đây ít ngày. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bắt đầu quy trình đấu thầu, huyện sẽ đẩy nhanh tiến độ để sớm khởi công xây dựng vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024", ông Quý nói.

bna_aaa1.jpg
Do cơ sở dạy học vẫn phải đi mượn, nhà trường đành phải tận dụng chân cầu thang để làm phòng chờ, đặt các thiết bị, giường y tế.... Ảnh: Tiến Hùng

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Con Cuông được thành lập ngày 26/8/2013, dành cho những em học sinh dân tộc thiểu số nổi trội trên địa bàn huyện. Ngay sau khi thành lập, do nhà trường chưa được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, nên phải mượn cơ sở cũ của Trường THCS Bồng Khê. Đến tháng 8/2018, do ảnh hưởng bão lụt nặng nề, ngôi trường đi mượn này ngập lụt nặng, bị cuốn trôi, hư hỏng tài sản và không đảm bảo an toàn cho học sinh. Huyện Con Cuông đã phải di dời trường khẩn cấp về 2 địa điểm: việc dạy và học được Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Nghệ An cho mượn 1 dãy nhà 2 tầng, gồm 12 phòng học; ký túc xá cho học sinh thì mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện.

Đến thời điểm này, chỉ còn ít ngày nữa, trường sẽ kỷ niệm 10 năm thành lập, nhưng học sinh vẫn phải đi học nhờ, ở nhờ các đơn vị khác.

Theo ông Vi Văn Quý, sở dĩ việc xây trường chậm đến từ nhiều nguyên nhân. Theo đó, năm 2016, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Con Cuông, với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng, ở thôn Trà Bồng, xã Bồng Khê. Dự án được giao cho Ban Quản lý dự án huyện Con Cuông thực hiện, với thời gian là 3 năm kể từ ngày khởi công.

"Tuy nhiên, sau khi dự án được phê duyệt thì không có vốn, đến khi có vốn thì chi phí giải phóng mặt bằng cao quá, không đáp ứng được. Vì thế, huyện lại phải khảo sát địa điểm khác và hủy dự án cũ", ông Quý nói.

bna_aaa2.jpg
Những dãy nhà ký túc xá xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Mỹ Hà

Cuối năm 2022, dự án mới được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng mức đầu tư nâng lên gần 84 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Vị trí được lựa chọn lần này thuộc thôn Thanh Nam, xã Bồng Khê. Thời gian thực hiện dự án là 2 năm.

Trước đó, như Báo Nghệ An đã phản ánh, dù được thành lập từ năm 2013, nhưng đến nay sau 10 năm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Con Cuông vẫn chưa được xây dựng cơ sở vật chất. Hiện trường đang được cho mượn 12 phòng của Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú trên địa bàn để dạy học. Ngoài 12 phòng học, nhà trường không có phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Gian phòng chưa đầy 15m2 là nơi làm việc của 4 người gồm 3 thầy cô trong Ban giám hiệu và kế toán. Khoảng trống ở gầm cầu thang được tận dụng làm phòng hỗn hợp gồm: phòng y tế, thiết bị và Đoàn Đội.

bna_aaa3.jpg
Bên trong 1 phòng ký túc xá của học sinh. Ảnh: Tiến Hùng

Trong gian phòng hỗn hợp dưới chân cầu thang, mọi khoảng trống đều được tận dụng. Năm học 2023 - 2024 này, trường mới dọn dẹp lại thiết bị để đưa vào chiếc giường y tế. Khi không có học sinh cần sơ cứu, nơi đây còn thành phòng chờ của giáo viên. Cô Phạm Thị Hương Giang – giáo viên môn Hóa học cho biết, nhà trường không dám mua đủ hóa chất, đồ thí nghiệm do không có nơi bảo quản an toàn. Tại phòng hỗn hợp này giáo viên chỉ dám để một số hóa chất khô nhưng phần lớn cũng đã hết.

Trong khi đó, khu nhà ở nội trú của học sinh được mượn của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Con Cuông, nhưng cơ sở vật chất tại đây cũng đã cũ kỹ, xuống cấp. Tường dãy phòng ở của học sinh nam bị rụng vôi vữa thành từng mảng loang lổ. Năm học 2023-2024 này, trường có 385 học sinh nhưng chỉ có 10 phòng ở nội trú, nên phòng nào cũng có trên dưới 40 em. Giường tầng trong phòng kê san sát chỉ trừ khoảng nhỏ ở giữa làm lối đi.

Thầy Lô Văn Thiệp – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Con Cuông cho biết, do thiếu phòng, nên nhiều năm nay nhà trường không dám tuyển đủ chỉ tiêu. Chính vì thế, mong muốn của thầy và trò ở đây là có một ngôi trường đúng nghĩa./.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.