Vướng mắc trong thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập

(Baonghean) - Việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập từ cơ chế nhà nước bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế tất yếu, nhằm giảm áp lực tài chính cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo động lực phát huy sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ… là chủ trương chung của tỉnh. Tuy vậy, để chủ trương này được thực hiện hiệu quả, rất cần cơ chế phù hợp…

Tự chủ để phát triển

Là một trong những đơn vị đầu tiên được Sở Y tế chọn thí điểm về tự chủ chi thường xuyên từ ngày 1/1/2017, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hút và làm hài lòng người bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Hồng Trường - Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Bệnh viện đã chủ động triển khai nhiều nội dung quan trọng, chủ động được hầu hết mọi hoạt động của đơn vị, tạo tiền đề cho sự phát triển như: Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển; tổ chức triển khai thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ngày một tốt hơn. Nhờ đó, từ đầu năm 2017 đến nay, lượng bệnh nhân đến bệnh viện tăng đáng kể, trong 6 tháng đầu năm 2017, chỉ tiêu giường bệnh là 280 giường (năm 2016 là 230 giường), công suất sử dụng giường bệnh là 185%, đạt tỷ lệ 123%”.

Còn ở Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (thuộc Sở TN&MT) được chuyển đổi cơ chế tự chủ chi thường xuyên từ năm 2016. Theo đó, thu nhập của người lao động được đánh giá thông qua năng suất, hiệu quả làm việc, cơ chế đánh giá thi đua khen thưởng minh bạch, rõ ràng. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên của đơn vị phải đổi mới, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tạo ra sản phẩm nhanh hơn, chất lượng hơn, thích nghi với môi trường mới.

Giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Lê
Giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Lê

“Xu thế cạnh tranh hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ, người lao động của đơn vị luôn chủ động, phấn đấu cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nhờ quán triệt tốt, có cơ chế khuyến khích, động viên gắn với kiểm tra giám sát năng lực công tác của mỗi cán bộ, nhân viên, từ khi thực hiện tự chủ đến nay, Trung tâm tiết kiệm kinh phí thường xuyên gần 1 tỷ đồng/năm cho nhà nước so với trước đây”- Ông Lê Văn Hưng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An khẳng định.

Tương tự, tại Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, thực hiện tự chủ một phần chi thường xuyên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, hàng năm, 5 năm và 10 năm, đảm bảo tính chủ động trong các hoạt động. Đồng thời, năng động trong việc tăng cường tìm kiếm, ký kết thực hiện các hợp đồng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật để tăng nguồn thu như: Đào tạo tiếng Hàn Quốc; mở ga-ra sửa chữa ô tô; ký kết hợp đồng đào tạo nhân lực cho các tổ chức; hợp tác với các trường Đại học trong công tác đào tạo nghề; mở tiệm bánh Happy Bakery, Trung tâm Ngoại ngữ và hợp tác đào tạo… Các hoạt động này đã phát huy hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho đơn vị.

Phải khẳng định, triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị sự nghiệp đã được trao quyền tự chủ, từ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bộ máy, biên chế đến tài chính đã khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho viên chức, người lao động, tái đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động. Tuy nhiên, qua 9 năm thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho thấy mục tiêu đạt được ở một số đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ chưa rõ, chưa nâng cao được hiệu suất làm việc, cải cách tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao thu nhập, giảm chi ngân sách Nhà nước. Do đó, ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43 nhằm khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Nghị định số 43, đẩy mạnh quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Vẫn còn khó khăn, vướng mắc

Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là 1 trong 5 trọng điểm của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP có nhiều đổi mới căn bản về thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập so với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 16 chỉ quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ, làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực. Đến ngày 14/6/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. 

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ còn nhiều khó khăn, lúng túng cho cả cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Trước hết, do việc phân công cơ quan đầu mối có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 16 còn chưa thống nhất, rõ ràng (lúc thì giao Sở Nội vụ, lúc thì giao Sở Tài chính), dẫn đến hầu hết các đơn vị chủ quản và đơn vị sự nghiệp công lập đều lúng túng khi triển khai thực hiện.

Ví như Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, đơn vị đầu tiên trong số 8 đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế Nghệ An phải tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2017 - 2019. Sau 6 tháng thực hiện tự chủ theo quyết định của UBND tỉnh, đơn vị cũng đang gặp không ít vướng mắc. Qua trao đổi, lãnh đạo bệnh viện cho biết, hiện đơn vị chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể nào về việc tự chủ tài chính; trong khi lưu lượng bệnh nhân nhiều và yêu cầu về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đã gây khó khăn cho đơn vị.

Hay ở Trung tâm Quan trắc môi trường Nghệ An, qua quá trình thực hiện tự chủ cho thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn mâu thuẫn ở yêu cầu thực tế và khả năng chi trả lương cho cán bộ viên chức. Những đơn vị tự chủ thực hiện nhiệm vụ cần được tự chủ chi trả lương dựa trên năng lực, hiệu quả công tác, trong khi quy định lại bắt buộc tiền lương chi cho cán bộ viên chức và người lao động phải đảm bảo theo ngạch bậc, điều này chẳng những không khuyến khích được sự sáng tạo, các nhân tố tích cực, mà còn tạo sức ỳ, gây khó khăn cho đơn vị.

Ứng dụng kỹ thuật cao trong KCB tại Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh. Ảnh: Thanh Lê
Ứng dụng kỹ thuật cao trong KCB tại Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh. Ảnh: Thanh Lê

Với Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, hiện nay, nguồn thu của nhà trường tập trung vào 3 nội dung: Thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; Liên kết đào tạo; Học phí (trong đó học phí được Nhà nước hỗ trợ 1 học sinh hệ cao đẳng là 8 triệu đồng và hệ trung cấp là 7 triệu đồng). Theo ông Nguyễn Duy Nam - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc Nghệ An: “Nguồn chi cho đầu tư cơ sở vật chất là rất lớn, máy móc thiết bị phục vụ cho thực hành rất đắt, phải thay đổi thường xuyên cho phù hợp với xu thế. Trong khi đó, học sinh mỗi lớp chỉ có từ 15 - 20 người, vật tư nhiều, chi phí đầu tư tăng lên. Cho nên, việc thực hiện cơ chế tự chủ về mặt tài chính đối với các trường nghề, trường khối kỹ thuật cần phải được tính toán hợp lý, có lộ trình”.

Một bất cập khác khi thực hiện Nghị định số 16, đó là quy hoạch danh mục dịch vụ công của địa phương chưa ban hành; quy hoạch các mạng lưới dịch vụ công cũng chưa có; định mức kinh tế - kỹ thuật cũng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ngân sách Nhà nước; người đứng đầu một số đơn vị sự nghiệp công chưa chủ động trong việc xây dựng, quyết định giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng khai thác dịch vụ nhằm tăng nguồn thu để tự trang trải kinh phí hoạt động.

Vừa qua, HĐND tỉnh tiến hành giám sát tại một số đơn vị, sở, ngành về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy, kết quả triển khai Nghị định 16 còn rất hạn chế, đặc biệt là trong việc thực hiện tự chủ về mặt tài chính. Tuy còn nhiều khó khăn, song quan điểm của tỉnh là tiếp tục rà soát, phân loại những đơn vị nào đủ điều kiện chuyển sang tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị tự chủ toàn phần để giảm gánh nặng cho ngân sách và tăng tính chủ động cho các đơn vị.

Theo mức độ tự chủ quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1.895 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó theo thẩm quyền quản lý, hiện có 199 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và 1.696 đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện. Toàn tỉnh có 47 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, 1.184 đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và 664 đơn vị do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động.

Thanh Lê

tin mới

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.