Xã Nghi Đức (TP. Vinh) phát triển hiệu quả 200 mô hình kinh tế gia trại

24/06/2017 11:52

(Baonghean.vn) - Tận dụng lợi thế ven đô, những năm gần đây, người dân xã Nghi Đức (TP. Vinh) đã mạnh dạn chuyển đổi nghề, đầu tư phát triển kinh tế trang trại và nghề phụ. Nhờ vậy, trên địa bàn xã đã phát triển thêm nhiều mô hình kinh tế tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công, thương mại và dịch vụ.

Làm trống là một trong những nghề truyền thống mà người dân xã Nghi Đức còn giữ được. Chỉ với 2 hộ sản xuất nhưng mỗi năm xóm Xuân Đồng đã bọc da và làm mới hàng trăm chiếc trống

Làm trống là một trong những nghề gia truyền mà người dân xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức còn giữ được. Mỗi ngăm các hộ làm nghề sản xuất, sửa chữa hàng trăm chiếc trống. Những chiếc trống hội gắn liền với thương hiệu làng nghề Xuân Đồng, có kích thước kỷ lục ở các công trình (diện tích mặt trống từ 1,0 m x 1,3 m hoặc 1,6 m x 2,4 m trở lên ). (Trong ảnh: ông Phạm Xuân Bình, một trong 2 hộ còn giữ nghề sản xuất trống ở xóm Xuân Đồng đang hoàn chỉnh khuôn tang cho trống). Ảnh: Nguyễn Hải

Khách đến tham quan sản phẩm trống
Khách đến tham quan mẫu để đặt làm một số sản phẩm trống. Theo các thợ làm trống xã Nghi Đức, để có sản phẩm trống có chất lượng và đẹp thì phải đặt mua da bò từ trước và chỉ ở một số vùng nhất định; tang trống chủ yếu bằng gỗ mít và phải xử lý kỹ để đảm bảo không bị cong vênh. Loại trống kích cỡ mặt trống khoảng 60 cm x 70 cm, có giá trên dưới 1 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Hải
Cùng với nghề làm trống, xã Nghi Đức còn có gần 10 cơ sở mộc mỹ nghệ và dân dụng tạo việc làm cho hàng chục lao động. Trong ảnh: sản xuất đồ mộc dân dụng taị xưởng mộc Dũng Mận, xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức. Ảnh: Nguyễn Hải
Cùng với nghề làm trống, xã Nghi Đức còn có gần 10 cơ sở mộc mỹ nghệ và dân dụng tạo việc làm và thu nhập cao cho hàng chục lao động. Ảnh: Nguyễn Hải
Hoàn thiện sản phẩm mộc cho gia đình
Sản xuất đồ mộc dân dụng taị xưởng mộc Dũng Mận, xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức. Ảnh: Văn Hải
Nấu rượu nếp là một nghề truyền thống ở xã Nghi Đức. Với khoảng 120 hộ tham gia nấu rượu, làng nghề nấu rượu đã được UBND tỉnh công nhận Làng nghề đầu năm 2017. Ảnh: Nguyễn Hải
Làng nghề nấu rượu đã được UBND tỉnh công nhận Làng nghề đầu năm 2017, làng có 120 hộ duy trì, phát triển nghề truyền thống. Ảnh: Nguyễn Hải
Mô hình gia trại gà siêu trứng của anh ... ở xóm 14 Xuân Bình
Ngoài phát triển nghề truyền thống, người dân Nghi Đức còn phát triển kinh tế gia trại mang lại hiệu quả cao. Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở xóm 14 Xuân Bình, trung bình mỗi lứa (3 tháng), thả nuôi khoảng 7.000 con. Nhờ chủ động được khâu chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh nên gia trại cho hiệu quả cao; lợi nhuận mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Trên địa bàn xã Nghi Đức hiện có 5 mô hình gia trại chăn nuôi gà thịt cho hiệu quả cao. Ảnh: Nguyễn Hải
Mô hình nuôi bò nhốt
Hiện tại cả xóm Xuân Bình, xã Nghi Đức có trên 90 hộ nuôi nhốt bò, tổng đàn thường xuyên khoảng 200 con, bình quân mỗi gia đình có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Trong ảnh, gia đình ông Bạch Huy Trang ở xóm 14 Xuân Bình nuôi từ 5 -7 con bò nhốt mỗi năm, thu nhập từ 50-70 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Hải
Một góc Nông thôn mới xã Nghi Đức
Trong vòng 5 năm lại đây, người dân xã Nghi Đức đã vay gần 10 tỷ đồng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng để phát triển các ngành nghề phụ và làm trang trại, gia trại chăn nuôi. Hiện tại, toàn xã có khoảng 200 mô hình gia trại chăn nuôi và trồng trọt, bình quân mỗi mô hình mang lại lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng/năm. Nhờ phát triển mạnh các ngành nghề phụ và chăn nuôi, thu nhập của người dân Nghi Đức được cải thiện rõ rệt, từ 13 triệu đồng/người năm 2012 lên 30 triệu đồng/người năm 2017 và xã đang phấn đấu đến năm 2010 là 35 triệu đồng/người. Ảnh: Nguyễn Hải

Nguyễn Hải

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Xã Nghi Đức (TP. Vinh) phát triển hiệu quả 200 mô hình kinh tế gia trại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO