Xét tuyển đại học 2015: Chưa thể chấm dứt chuỗi ngày lo âu

Tuyển sinh đại học năm 2015 kết thúc việc đăng ký nguyện vọng 1 vào hôm nay, nhưng có thể nhiều trường chưa thể tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 1.

Hôm nay (20/8), ngày cuối cùng các trường đại học nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1. Theo qui định của Bộ GD-ĐT, các trường hoàn toàn có thể công bố điểm chuẩn vào tối 20/8. Sau đó, thí sinh có 5 ngày để có thể biết mình trúng tuyển hay trượt để làm hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Trong ngày 19/8, các điểm trường đông nghẹt thí sinh đến rút hồ sơ. Các trường cũng huy động tối đa lực lượng phục vụ thí sinh.
Trong ngày 19/8, các điểm trường đông nghẹt thí sinh đến rút hồ sơ. Các trường cũng huy động tối đa lực lượng phục vụ thí sinh.

Như vậy, đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1 từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 sẽ công bố điểm chuẩn vào 20/9; Xét tuyển NV bổ sung đợt 2 từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 sẽ công bố điểm chuẩn trước ngày 10/10.

Theo đúng lịch trình này, thì nhiều thí sinh, dù điểm cao, nếu trượt nguyện vọng 1 thì vẫn tiếp tục cuộc hành trình “xét tuyển nguyện vọng 2” và cũng có nghĩa là các em phải “vật vã” gần 3 tháng trời mới biết số phận con đường danh vọng của mình.

Ngột ngạt và bức bối là cảm giác chung của nhiều phụ huynh, học sinh trong hai ngày cuối (19 và 20/8) của đợt nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1. Các điểm trường thì sinh đến rút hồ sơ đông nghẹt người. Sự mệt mỏi cũng hiện rõ trên nét mặt nhiều thầy cô làm công tác tuyển sinh.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, từ khi biết điểm thi THPT đến hôm nay họ gần như mất ăn mất ngủ. Dù con thi được điểm cao nhưng họ như nắm vào một sợi dây vô hình nhưng có sức hút ghê gớm, nó cuốn cha mẹ, con cái họ đi suốt ngày này sang ngày khác, dù đã giã rời nhưng vẫn cố bước theo. Còn các thầy cô làm công tác tuyển sinh ở các trường đại học chưa bao giờ lúng túng như bây giờ. Mọi năm, các em đủ điểm là mang hồ sơ đến nộp. Nhưng năm nay, có em được 24 điểm hỏi liệu em có đỗ vào khoa X, khoa Y của trường hay không, các thầy cũng chẳng biết nữa.

Hai ngày cuối cùng mọi việc diễn ra như chơi chứng khoán phiên cuối tuần. Diễn biến điểm, số lượng thí sinh nộp hồ sơ liên tục thay đổi. Mọi lo toan đều đến cao trào. “Chơi ván cuối” để trông chờ vào sự may rủi của số phận. Một làn sóng thí sinh từ trường này rút ra nộp vào trường khác, khiến các con số liên tục trồi, sụt như nhảy múa.

Tuyển nguyện vọng 1 đã phức tạp như vậy, nhiều chuyên gia nhận định, đến nguyện vọng 2 và 3, còn nảy sinh nhiều phức tạp hơn nữa. Và có thể trong đợt 1, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu.

Một số mục tiêu kỳ thi này đặt ra đến giờ chưa tổng kết nhưng đã nhìn thấy là đã thất bại.

Cụ thể, mục tiêu tiết kiệm chi phí cho thí sinh và cho công tác tổ chức thi cử coi như đã “phá sản” hoàn toàn. Bao nhiêu ngày vật vờ, lo lắng, rút rút, nộp nộp, chạy đôn chạy đáo đã trở thành “ác mộng” của nhiều phụ huynh, học sinh. Đã có phụ huynh chia sẻ “Đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy chuyện tăng điểm trường này, hạ điểm trường kia”. Và nhiều phụ huynh cho biết, đã bỏ hẳn việc ở cơ quan để cùng con “phục” ở các trường, theo dõi diễn biến rút - nộp hồ sơ.

Mục tiêu thứ hai là sử dụng kết quả một kỳ thi vừa công nhận tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, có đến 170 trường đại học, cao đẳng công bố phương án tuyển sinh riêng. 

Định hướng của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không rõ ràng, hướng nghiệp còn nhiều thiếu sót. Thực tế, có nhiều em thi và nộp hồ sơ theo phong trào, không biết nhu cầu của nền kinh tế-xã hội ra sao. Mấy ngày qua, dư luận xôn xao trước việc một thanh niên đứng ở đường cầm tấm biển: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi”. Đây chính là hậu quả của việc quy hoạch các ngành học của chúng ta không khoa học.

Kỳ thi này chưa đi đến đích, nhưng có quá nhiều thứ phải sửa nếu muốn tiếp tục áp dụng hình thức thi mới trong năm sau. Nhiều người cho rằng, đợi qua đợt tuyển sinh, để Bộ tổng kết rồi mới bàn tiếp vì đây là giai đoạn nước rút của tuyển sinh, không nên để thí sinh hoang mang thêm nữa./.

Theo Vov

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.