Xóm chạy thận lao đao trong mùa dịch Covid

Thành Cường - 01/07/2021 14:14
(Baonghean.vn) - Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát ở Nghệ An, “cư dân” ở xóm chạy thận không về nhà. Dịch bệnh cũng khiến những người còn lao động được ở xóm chạy thận ngưng việc, sống lay lắt.

Ảnh: Thành Cường

Nằm tại một trụ sở xí nghiệp cũ bên đường Lê Ninh (phường Quán Bàu, TP. Vinh), là nơi cư trú của những bệnh nhân chạy thận. Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, cả xóm trọ trở nên tiêu điều. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Ông Lê Hường (71 tuổi), quê ở Diễn Hải, Diễn Châu, có thâm niên chạy thận đã gần 10 năm nay. Ông bị suy thận, đa nang, không làm được việc gì. Vợ ông là bà Ngô Thị Khả phải khăn gói đi theo chăm chồng. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ngày ngày bà đi nhặt ve chai. Trung bình, mỗi ngày bà kiếm được dăm ba chục để phụ vào trang trải cuộc sống, giúp ông thuốc thang. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhất là khi thành phố Vinh thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, bà Khả phải ở nhà, không kiếm được tiền khiến cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Hàng ngày hai ông bà sống phụ thuộc vào những bữa cơm từ thiện. “Có nhiều thì 2 ông bà 2 suất, ít thì 2 ông bà 1 suất chia nhau ăn. Sống ngày nào biết ngày đó”, ông Hường nói. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Từ khi thành phố Vinh thực hiện giãn cách, xe tuyến huyện không vào thành phố, ông Lô Vĩnh Tình (67 tuổi) quê ở xã Tam Thái (Tương Dương) cũng không dám ra ngoài chốt để lấy đồ người thân gửi. Ảnh: Thành Cường
Nguồn viện trợ ở quê đứt đoạn, cả tháng nay ông cùng vợ sống tạm bợ qua ngày. “Không có xe chạy xuôi nên con cái không gửi đồ xuống được, mà có gửi xuống cũng không dám đi vì sợ dịch Covid, lâu giờ hai ông bà sống nhờ vào từ thiện thôi” , bà Vang Thị Huyến (64 tuổi) vợ ông Tình nói.
Nguồn viện trợ ở quê đứt đoạn, cả tháng nay ông cùng vợ sống tạm bợ qua ngày. “Không có xe chạy xuôi nên con cái không gửi đồ xuống được, mà có gửi xuống cũng không dám đi vì sợ dịch Covid, lâu giờ hai ông bà sống nhờ vào từ thiện thôi” , bà Vang Thị Huyến (64 tuổi) vợ ông Tình nói. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Cùng ở “xóm chạy thận”, anh Kha Văn Giáo (SN 1991) quê ở xã Yên Hòa (Tương Dương) xuống Vinh chạy thận từ năm 2017. Mỗi tuần anh phải đi chạy thận 3 lần. Để có tiền trang trải, một ngày chạy thận, một ngày anh Giáo chạy xe lai. Chị Vi Thị Ôn - vợ anh Giáo cũng phải gửi con ở ông bà rồi xuống Vinh kiếm việc làm thêm để phụ chồng. Công việc làm thuê, ăn theo sản phẩm nên thu nhập cũng bấp bênh. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Dịch Covid-19 bùng phát, “xóm chạy thận” đóng kín cổng thường xuyên. Anh Giáo cũng như những bệnh nhân chạy thận khác phải ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi đi chạy thận. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Mọi sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày đều do một mình vợ anh gánh vác. Vừa chữa bệnh, vừa lo mưu sinh, lại chống chọi với dịch bệnh, cuộc sống của những bệnh nhân chạy thận trở nên ngặt nghèo hơn trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường

“Dịch Covid bùng phát, ai ở đây cũng lo lắng, chỉ biết trốn trong nhà, đến ngày chạy thận thì vào viện chứ không dám đi đâu. Việc làm thêm trước đây đều phải nghỉ”, anh Giáo nói. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường

Không riêng anh Kha Văn Giáo, “xóm chạy thận” có 15 người cùng chung hoàn cảnh tương tự. Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, đến đây thuê trọ để chữa bệnh. Bình thường, một ngày họ đi chạy thận, một ngày làm thuê, chạy xe lai, nhặt ve chai... để trang trải cuộc sống. Vào mùa dịch Covid-19, những bệnh nhân chạy thận nơm nớp lo âu, tự giam mình lại trong căn phòng chật hẹp để “trốn dịch”. Ảnh: Thành Cường

Chia sẻ ý kiến của bạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO