5 điều kiêng kỵ trong Tết Hàn thực (ngày 3/3 âm lịch)

Hoa Lê (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 3/3 âm lịch hàng năm, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, đây là ngày Tết Hàn thực mà ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Các gia đình người Việt thường chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên ban thờ tổ tiên.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa đánh dấu sự chuyển mình của vạn vật, chuẩn bị bước vào mùa hè. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong ngày này:

1. Kiêng lửa:

Thời xa xưa trong ngày Tết Hàn thực, mọi nhà không đốt lửa nấu thức ăn nóng mà chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội. Tuy nhiên ngày nay, người Việt vẫn nấu nướng bình thường và dùng bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội (hàn thực).

Các gia đình người Việt thường chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên ban thờ tổ tiên trong ngày Tết Hàn thực. Ảnh minh họa/Nguồn Internet
Các gia đình người Việt thường chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên ban thờ tổ tiên trong ngày Tết Hàn thực. Ảnh minh họa/Nguồn Internet
2. Kiêng ăn mặn:

Trong những ngày đầu tháng 3 âm lịch, các gia đình thường kiêng ăn mặn và ăn chay để không sát sinh, linh hồn người thân đã khuất sẽ dễ dàng siêu thoát. 

3. Kiêng cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng - một chuyên gia văn hóa, thì bánh trôi của Việt Nam cũng khác với bánh trôi Tàu của người Trung Quốc. Bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường.

Từ thời xưa, thứ bánh trắng trong này cũng đã đi vào những câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương, gắn liền với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt như: sự tảo tần, trong trắng, hy sinh, lam lũ… Chính vì thế, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên, tuy nhiên theo TS Nguyễn Ánh Hồng, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực.

Bánh trôi nhiều màu sắc không đúng với nguyên gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực. Ảnh minh họa/Nguồn Internet
Bánh trôi nhiều màu sắc không đúng với nguyên gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực. Ảnh minh họa/nguồn Internet
4. Không nhất thiết phải cúng mâm cao cỗ đầy: 

Ts Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng, vào ngày lễ này các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

5. Kiêng chuyển nhà:
Người Việt quan niệm rằng “trần sao âm vậy”, người thân thích sau khi qua đời thì vong linh của họ vẫn còn tồn tại theo sát người thân ở trên trần gian, việc di chuyển nhà cửa sẽ có ảnh hưởng tới “vong linh” người đã khuất. Bởi vậy nên trong ngày Tết Hàn thực (liên quan đến cả tiết Thanh minh) người Việt kiêng chuyển nhà.

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có một miền xanh Diên Lãm

Có một miền xanh Diên Lãm

(Baonghean.vn) - Thăm rừng bản Hốc, cá mát khe Cướm, làng bản bên những ruộng bậc thang, những cây thị, cây xoài cổ thụ nghìn năm..., nhưng ấn tượng nhất trong chúng tôi vẫn là màu xanh của Diên Lãm, thấy nơi đây xứng để gọi là miền xanh. 

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.