1/10 lao động xuất khẩu đang bị bóc lột, mua bán, nô lệ hóa

27/09/2017 12:25

(Baonghean.vn) - Đó là thông tin được đại diện Tổ chức Di cư quốc tế đưa ra tại Hội thảo tập huấn về tuyển dụng đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong xóa bỏ nô lệ hóa và mua bán người do Hội LHPN tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức vào sáng 27/9.

Tham gia hội thảo có: đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; hội LHPN một số huyện thành, phường, xã trên địa bàn; 20 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài; các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong tỉnh.
Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; Hội LHPN một số huyện, thành, phường, xã trên địa bàn; 20 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài; các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong tỉnh. Ảnh: Thanh Sơn

Tổ chức di cư quốc tế là cơ quan di cư Liên Hợp quốc. Tổ chức này giúp các chính phủ và người di cư trong việc thúc đẩy di cư nhân đạo và trật tự, thúc đẩy hợp tác quốc tế về các vấn đề di cư, hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp thực tế cho vấn đề di cư và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người di cư có nhu cầu, bao gồm cả người tị nạn và người bị thay đổi nơi sinh sống trong nước... Tính đến năm 2016, tổ chức có 165 quốc gia thành viên, 8 quốc gia quan sát viên, 480 văn phòng tại hơn 100 nước trên thế giới.

Tại hội thảo, đại diện phái đoàn tại Việt Nam của Tổ chức Di cư quốc tế cho biết: Hiện, toàn thế giới có 250 triệu người di cư quốc tế, 750 triệu người di cư trong nước. Kiều hối mỗi năm họ mang lại khoảng 650 tỷ USD.

Những lao động di cư quốc tế là đối tượng dễ bị bóc lột. Có khoảng 21 triệu người đang là nạn nhân lao động cưỡng bức và ½ trong số đó tập trung tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các lao động di cư bị bóc lột, cưỡng bức dưới các hình thức như phải chi trả chi phí tuyển dụng cao, bị giữ hộ chiếu, bị khống chế làm việc nặng nhọc, dùng nợ nần để nô lệ hóa và bị cung cấp thông tin sai lệch. Đa số họ làm đang làm việc trong các ngành nghề may mặc, nông nghiệp...

đại diện Phái đoàn tại Việt Nam của Tổ chức Di cư Quốc tế  tham gia hội thảo. Ảnh: Thanh Sơn
Đại diện phái đoàn tại Việt Nam của Tổ chức Di cư quốc tế tham gia hội thảo. Ảnh: Thanh Sơn

Trong buổi hội thảo, đại diện Tổ chức Di cư quốc tế đã thảo luận, trao đổi và chia sẻ những thông tin tổng quan về mua bán người và nô lệ hóa; các giải pháp để phòng chống tình trạng này... ; đặc biệt đề cao đến vai trò của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng đạo đức, minh bạch để xóa bỏ nô lệ hóa và mua bán người.

Theo đó, doanh nghiệp ngày nay càng chịu áp lực phải chứng minh đầu vào của sản phẩm, dịch vụ họ cung cấp không liên quan đến nô lệ hóa và mua bán người. Nếu không chứng minh được, doanh nghiệp có thể đối diện tổn thất về thương hiệu, tài chính, pháp lý.

Doanh nghiệp tuyển dụng lao động ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng vẫn chưa có nhiều kiến thức, ý thức xung quanh vấn đề nô lệ hóa và mua bán người. Nhiều doanh nghiệp có liên quan, vô tình liên quan đến lao động cưỡng bức do từ các nhà thầu phụ, tuyển dụng tạm thời hoặc thông qua các địa lý, bên thứ 3.

Khắc phục các vấn đề trên, doanh nghiệp tuyển dụng lao động cần tham gia hệ thống tuyển dụng liêm chính quốc tế với quy trình chứng nhận đa phương với các nguyên tắc, tiêu chuẩn trên cơ sở công bằng người lao động, người tuyển dụng, người sử dụng lao động như: cấm thu phí tuyển dụng với người tìm việc, tôn trọng pháp luật, tôn trọng nhân phẩm và các quyền con người.

Bà Lê Thị Tám - Chủ tịch Hội LHPN Nghệ An bày tỏ mong muốn các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt các nguyên tắc tuyển dụng đạo đức. Ảnh: Thanh Sơn
Bà Lê Thị Tám - Chủ tịch Hội LHPN Nghệ An bày tỏ mong muốn các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt các nguyên tắc tuyển dụng đạo đức. Ảnh: Thanh Sơn

Tổ chức Di cư Quốc tế sẽ hỗ trợ tập huấn cho doanh nghiệp về nô lệ hóa và mua bán người; trang bị kiến thức định hướng cho lao động di cư trước khi đi và sau khi tới nơi; đánh giá chuỗi cung ứng và mô hình tuyển dụng có đạo đức.

Hội thảo này đã góp phần giúp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp nắm rõ và thực hiện tốt các nguyên tắc tuyển dụng đạo đức, phòng chống bóc lột lao động, nô lệ hóa và mua bán người nhằm bảo vệ người lao động nói chung và người di cư nói riêng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Nghệ An là tỉnh có dân số đông, lực lượng lao động lớn, điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm đến việc thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Trong đó, tỉnh xác định tạo điều kiện cho người lao động thuộc khu vực nông thôn chuyển sang lao động thuộc khu vực công nghiệp và di cư lao động ra người ngoài làm việc. Đồng thời, các tổ chức xã hội cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động và đào tạo hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nhiều năm qua, Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số người đi xuất khẩu lao động. Đến nay, tổng số lao động của tỉnh đang làm việc tại nước ngoài khoảng 61.000 người. Nguồn thu nhập do lực lượng này chuyển về hàng năm ước đạt 255 triệu USD.

Thanh Sơn

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
1/10 lao động xuất khẩu đang bị bóc lột, mua bán, nô lệ hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO