10 kỳ quan cổ đại của thế giới chưa có lời giải đáp

17/12/2016 07:51

10 di tích nổi tiếng trong giới khoa học và khảo cổ vẫn luôn thu hút rất nhiều sự chú ý dù chưa thể giải thích được tường tận mọi khía cạnh.

Từ xưa đến nay, nhiều nền văn minh phong phú và đa dạng đã hình thành và biến mất mà chúng ta không thể nào biết hết cũng như đoán trước được. Do vậy, các nhà nhân chủng và khảo cổ học đã và đang làm hết sức mình để tìm kiếm mọi tài liệu cũng như dấu vết lịch sử của những tàn tích liên quan nhằm phổ biến tri thức tới thế hệ hiện nay. Dù gắn liền với lịch sử cổ đại, nhưng có nhiều di tích chúng ta vẫn chưa thể nào hiểu và nhận thức rõ hết được ý nghĩa của nó. Dưới đây là danh sách những địa danh nổi tiếng nhất được xếp hạng trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu này:

1. Tháp tưởng niệm Ai Cập

Một trong những cái tên nổi bật nhất là tòa tháp "Unfinished" Obelisk, với chiều cao lớn hơn bất kỳ công trình tháp tưởng niệm nào từng được xây dựng. Đây được mệnh danh là tòa tháp cổ kính vĩ đại nhất từng được biết đến, tọa lạc ở gần vùng đất phía bắc mỏ đá tại Aswan, Ai Cập.

Chiều dài được tính toán lên đến 42m và hầu hết công trình đã bị bỏ dở, theo đúng tên gọi của nó, khi một vài vết nứt xuất hiện trên những tảng đá làm tường trong khi xây dựng. Nhiều ý kiến cho rằng Nữ hoàng Hatshepsut thời ấy đã là người phê chuẩn dựng lên tòa tháp đó, theo dự định hoàn thành với trọng lượng nguyên vật liệu tân j1.200 tấn.

Bên cạnh địa danh này, một cơ sở nền móng cho một công trình khác cũng được phát hiện vào năm 2005 ở mỏ đá Aswan. Đây được cho là một bảo tàng - lăng mộ và hiện đang được bảo vệ bởi chính quyền Ai Cập như một di tích lịch sử qúy giá.

2. Dwarka - Thành phố Ấn Độ bí ẩn

Dwarka là một trong những thành phố cổ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ. Với chiều dài 5 dặm và chiều rộng 2 dặm, thành phố nằm ở dưới lòng biển sâu ngoài vịnh Cambay ở bờ biển phía tây Ấn Độ.

Khám phá này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học vì niên đại của nó đạt đến 5000 năm, chứa đựng đầy những giá trị lịch sử lâu dài của cả một nền văn minh nhân loại. Các chuyên gia hải dương học cũng sử dụng cả hệ thống hình ảnh siêu âm để định vị nơi chứa nhiều tàn tích, ủng hộ khả năng thành phố bị nhấn chìm do băng tan vào cuối Kỷ băng hà. Điều thí vị ở đây là rất nhiều chi tiết chạm khắc, kiến trúc đều được bảo toàn nguyên vẹn. Dwarka cũng có nghĩa là Thành phố Vàng - một cách đặt tên tưởng nhớ tới vị thần Krishna của đạo Hindu.

3. Khu mộ đá Menga - Tây Ban Nha

Mộ đá Menga là một gò đất xây dựng dưới dạng khu mộ cổ, với niên đại kéo dài đến tận thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Nó nằm ở gần Antequera, Malaga (Tây Ban Nha), nổi tiếng là một trong những công trình lớn nhất châu Âu.

Tảng đá nặng nhất có trọng lượng lên đến 180 tấn. Được dựng lên như một khu đất cao tự nhiên, phòng chứa chính bao gồm 5 mái tường được nâng bởi 3 cột trụ hình khối vuông, khoét sâu khớp với phần nền nhà. Nhiều hình ảnh minh họa hình con người được vẽ lên trên tường. Vào lúc di tích này được phát hiện ở thế kỷ 19, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những bộ xương của vài trăm người sót lại bên trong.

4. Ggantija - Đảo quốc Malta

Cổ kính hơn cả Stonehenge và Kim tự tháp, 2 ngôi đền Ggantija ở Xaghra, Gozo là một trong những tàn tích khảo cổ quan trọng nhất ở Malta. Những địa danh này được biết đến nhiều nhất với cấu trúc thuộc về thời kỳ đồ đá mới, xuất hiện vào khoảng năm 3600-2500 trước Công Nguyên. Kể từ năm 1772, di tích này trở nên nổi tiếng và dần được khám phá vào năm 1872.

Tổ hợp kiến trúc này gồm 2 ngôi đền bao quanh bởi một bờ tường rộng lớn ngăn cách với bên ngoài với kỹ thuật xây dựng đặc biệt khi mà còn chưa xuất hiện các công cụ kim loại và xe đẩy hỗ trợ con người.Thế kỷ 20, chính quyền đã tiến hành khôi phục lại di tích và tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều góc cạnh liên quan để bảo tồn một cách hiệu quả nhất. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo của mình, UNESCO đã công nhận địa danh này là một Di sản Văn hóa Thế giới sau này.

5. Đài tưởng niệm Yonaguni - Nhật Bản

Khu tưởng niệm Yonaguni là một tàn tích bằng đá nằm dưới lòng nước ngoài khơi Yonaguni phía nam tận cùng Quần đảo Ryukyu. NĂm 1986, Kihachiro Aratake - một người thợ lặn đã vô tình phát hiện ra di tích này ở độ sâu khoảng 25m dưới mực nước biển. Aratake đã ngay lập tức bị bất ngờ bởi vẻ đẹp tráng lệ của nó với thiết kế vuông vức từ nhiều bức tường , bậc thang, cột dựng và cả những tảng đá chạm khắc hình mặt người.

Tuy nhiên, công trình này không chỉ đơn độc một mình nơi đây. Có đến 10 di tích tương tự khác được tìm thấy gần Yonaguni, bao gồm cả 1 lâu đài, 5 ngôi đền và một nơi khác được xây dựng như thể sân vận động cổ đại vậy. Điều thú vị hơn là toàn bộ những nơi này đều được kết nối với nhau bởi các con đường cố định.

6. Đầu đá Olmec - Mexico

Di tích Olmec là bằng chứng về một nền văn minh cổ đại thuộc vùng Trung Mỹ và phía Nam của Bắc Mỹ, có ảnh hưởng khá sâu rộng đến văn hóa của người Aztec và Maya, nở rộ ở vùng vịnh bờ biển Mexico trong những năm 1200-400 trước Công Nguyên. Nó được xây dựng bởi những nghệ nhân và nhà điêu khắc điêu luyện và hoa mỹ: họ làm nên những bức tượng, công cụ, mặt nạ và bia đá rất tinh xảo.

Trong số đo, những tác phẩm chạm khắc đầu người là phổ biến nhất trong giới khảo cổ và khoa học, khi 17 hiện vậy được tìm thấy ở khu vực Olmec vĩ đại ở La Venta, San Lorenzo và Tres Zapotez (Mexico). Tất cả trong số chúng đều có cách chạm trổ giống nhau, mũi tẹt, môi dày và các họa tiết trên đầu như nhau. Nhiều ý kiến từ lâu đã khẳng định đó là cách minh họa những chiến binh hoặc thủ lĩnh, tù trưởng, hay thậm chí là biểu tượng cho cả một bộ lạc.

7. Gobekli Tepe - Thổ Nhĩ Kỳ

Göbekli Tepe được phân loại là một khu di tích Đồ đá mới (xuất hiện từ 9600-7300 trước Công Nguyên), có hình dáng và cấu trúc hình tròn đặt trên một quả đồi. Nhiều tảng đá chạm khắc thủ công được sắp xếp một cách hợp lý bởi người cổ đại, khi mà chưa có bất kỳ một công cụ kim loại hỗ trợ nào.

Khu vực này lần đầu tiên được biết đến rộng rãi khi một công trình nghiên cứu tiến hành bởi Đại học Istanbul và Đại học Chicago được công bố vào năm 1963. Sau đó, nó được khám phá thêm những di tích đi kèm khác, khởi đầu là cuộc khai quật năm 1995 bởi Giáo sư Klaus Schmidt hợp tác với Học viện Khảo cổ Đức.

Göbekli Tepe được mệnh danh là một bước phát triển sâu sắc của xã hội loài người. Trong tương lai, nhiều kế hoạch đang được lập ra nhằm bảo tồn và xây dựng các hình thức phổ biến tri thức về bằng chứng lịch sử quý giá này.

8. Bãi đá Carnac - Pháp

Bãi đá Carnac là một tập hợp những tảng cự thạch sắp xếp xung quanh ngôi làng Carnac ở Brittany (Pháp), bao gồm cả những mộ đá thẳng đứng trên mặt đất. Chiều dài phân bố có thể lên đến 1km với hàng trăm cột đá đặt gần liền nhau.

Carnac là di tích lịch sử đá cự thạch lớn nhất trên thế giới. Các nhà khoa học tin rằng chúng khởi nguồn từ thời kỳ Đồ đá mới ở khoảng năm 4000 trước Công Nguyên và tiếp tục được duy trì thêm 2000 năm nữa. Có 3 nhóm đã được sắp xếp theo các cách đặc trưng: Menec, Kemario và Kerlescan.

Menec: 11 hàng đá hội tụ trải dài đến 1.165m, chiều rộng 100m.

Kermario: 1029 tảng đá dựng, dài 1.300m.

Kerlescan: chỉ 555 tảng đá, kéo dài về phía đông xa hơn, gồm 13 hàng với độ dài 800m, cao từ 80cm đến 4m.

9. Cầu đá khổng lồ Costa Rica

Các quả cầu đá này là một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành khảo cổ học, được phát hiện ở vùng tam giác Diquis thuộc Costa Rica. Kể từ những năm 1930, hàng trăm hòn đá như vậy đã được ghi chép và thu thập dữ liệu, trải dài trên nhiều kích cỡ và đường kính từ vài cm cho tới tận 2m.

Tổng cộng có đến 186 vật thể như vậy được tìm thấy ngay từ năm 1963, và cho tới ngày nay là 300. Hòn đá lớn nhất nặng đế 16 tấn, và hầu hết chúng đều được cấu tạo từ granodiorite, chất liệu đá cứng, thường qua lửa tôi luyện.

Nhiều nhà khoa học cho rằng một tộc người trước đó đã làm ra những viên đá này, dù không có bất kỳ tung tích cũng như niên đại nào liên quan. Còn có các giả thuyết nữa nói về nguồn gốc của chúng đến từ Atlantis, hay kể cả từ bàn tay ngẫu nhiên của tạo hóa. Còn về mục đích của chúng thì đến nay đó vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp thích đáng.

1. Tượng đá Moai - Đảo Phục Sinh

Đảo Phục Sinh là một hòn đảo thuộc Polynesia phía đông nam Thái Bình Dương, nổi tiếng với hơn 900 tượng đá khổng lồ có niên đại hàng trăm năm. Trong đó những tượng đá nguyên khối hình người - tên gọi Moai - được tạc khắc bởi tộc người Rapa Nui vào khoảng năm 1250-1500 sau Công Nguyên luôn thu hút nhiều sự chú ý nhất.

Đây là bằng chứng cho thấy người tạo ra nó phải là một bậc thầy về điêu khắc và kỹ thuật, vì vẻ đẹp và độ tinh xảo vượt xa so với số lượng còn lại trên đảo. Có 887 tượng Moai, cao nhất là 21m, nặng hơn 160 tấn. Tượng Moai có đầu lớn với mũi và cằm nhọn, hầu hết được tạo ra từ đá núi lửa. Trước đây mọi người đều nghĩ chỉ có phần đầu là tác phẩm cuối cùng, nhưng một cuộc khai quật vào 100 năm trước đã cho thấy còn cả phần cơ thể được chôn dưới đất đi liền với chúng, có nhiều hình xăm độc đáo được khắc và vẽ lên.

Đảo Phục Sinh và những pho tượng của mình vẫn còn là một bí ẩn lớn của thế giới. Các tượng đá Moai cũng là một phần của Công viên Quốc gia Rapa Nui, được UNESCO phong danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1995.

Theo Tri thức trẻ

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
10 kỳ quan cổ đại của thế giới chưa có lời giải đáp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO