1001 nghề làm thêm của sinh viên

13/10/2016 15:03

(Baonghean.vn) - Làm thêm là điều không hề xa lạ với các bạn sinh viên. Không chỉ góp phần trang trải chi phí sinh hoạt, học tập, các công việc làm thêm còn là cơ hội để các bạn trẻ bổ sung kỹ năng, hoàn thiện bản thân và có thêm nhiều mối quan hệ mới.

Sinh viên Phạm Thị Ngọc Bích - trường CĐ Du lịch và công nghệ, hàng ngày lên giảng đường như bao sinh viên khác
Đa số các trường đại học, cao đẳng đều đào tạo theo hình thức tín chỉ nên các sinh viên hoàn toàn có thể chủ động trong việc sắp xếp thời khóa biểu của mình một cách hợp lí mà vẫn dành ra được thời gian để đi làm thêm. Như sinh viên Phạm Thị Ngọc Bích - trường CĐ Du lịch và công nghệ, hàng ngày lên giảng đường như bao sinh viên khác.
2 Còn hầu hết thời gian rảnh còn lại, Bích nhận gia sư cho một học sinh ở gần trường.
Còn hầu hết thời gian rảnh còn lại, Bích nhận dạy kèm cho một học sinh ở gần trường.
Nguyễn Lan Phương, sinh viên năm cuối trường CĐSP Vinh, sau mỗi buổi đi học, Phương tới làm thêm ở quán một quán cafe gần ngã tư ga. Tại đây, còn có nhiều sinh viên khác cùng làm với Phương
Sau mỗi buổi học, Nguyễn Lan Phương, sinh viên năm cuối trường CĐSP Vinh Phương tới làm thêm ở quán một quán cafe gần ngã tư ga. Tại đây, còn có nhiều sinh viên khác cùng làm với Phương
Hay như Trần Thị Lệ Thoa sinh viên ĐH Vinh, người Quảng Nam đang đi  phát tờ rơi ở ngã tư cầu Kênh Bắc, Thoa được trả công 50.000đ cho 2 giờ lao động của mình.
Hay như Trần Thị Lệ Thoa - sinh viên ĐH Vinh, người Quảng Nam đang đi phát tờ rơi ở ngã tư cầu Kênh Bắc. Thoa được trả công 50.000 đồng cho 2 giờ lao động của mình.
Phần lớn sinh viên bắt đầu đi làm thêm thường lựa chọn những việc như gia sư hay làm ở các quán café.
Phần lớn sinh viên bắt đầu đi làm thêm thường lựa chọn những việc như gia sư hay làm ở các quán café.
Nhưng cũng có sinh viên chọn công việc nặng nhọc hơn như bốc vác, chuyển hàng ở các kho hoặc chợ đầu mối.
Nhưng cũng có sinh viên chọn công việc nặng nhọc hơn như bốc vác, chuyển hàng ở các kho hoặc chợ đầu mối. Trong ảnh, một sinh viên trường Đai học Công nghiệp Vinh vào các buổi chiều thường đi nhận việc chuyển hàng cho các tiểu thương ở chợ Vinh. Những sinh viên này chủ yếu là người ở các huyện phải ở trọ để đi học, họ đi làm để phụ thêm vào cuộc sống và giảm bớt phần nào gánh nặng cho gia đình.
Những sinh viên này chủ yếu là người ở các huyện  phải ở trọ để đi học, họ đi làm để phụ thêm vào cuộc sống và giảm bớt phần nào gánh nặng cho bố mẹ. Nhưng cũng có nhiều sinh viên đi làm thêm không chỉ vì tiền mà họ coi đó là dịp để cải thiện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện kỹ năng mềm học tính tự lập
Có nhiều sinh viên đi làm thêm để cải thiện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện kỹ năng mềm, học tính tự lập. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được tiêu chính những đồng tiền do sức lao động của họ bỏ ra, lúc đó họ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, biết tiêu xài một cách hợp lý hơn.
Tuy nhiên đi làm thêm cũng có mặt tiêu cực như ảnh hưởng đến sức khoẻ hay giờ giấc sinh hoạt của sinh viên dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả học tập. Có những bạn chưa có kinh nghiệm có thể bị lừa gạt, quỵt tiền hoặc có thể là những hậu quả nặng nề hơn. Vì vậy để vừa cân bằng giữa việc học và làm thêm thì sinh viên cần cân nhắc kỹ khi quyết định lựa chọn việc làm thêm cho mình. Để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tốt nhất hãy lựa chọn những công việc liên quan đến ngành nghề mình đang theo học.
Tuy nhiên đi làm thêm cũng có mặt tiêu cực như ảnh hưởng đến sức khoẻ hay giờ giấc sinh hoạt của sinh viên dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả học tập. Có những bạn chưa có kinh nghiệm có thể gặp những rủi ro như bị lừa gạt, tai nạn... Vì vậy, để vừa cân bằng giữa việc học và làm thêm thì sinh viên cần cân nhắc kỹ khi quyết định lựa chọn việc làm thêm cho mình. Để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tốt nhất hãy lựa chọn những công việc liên quan đến ngành nghề mình đang theo học.

Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
1001 nghề làm thêm của sinh viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO