8 bộ phận bẩn nhất trên cơ thể, có nơi bạn không thể ngờ

Theo An An (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Những bộ phận quen thuộc như gương mặt, ngón tay, rốn,... đều có mặt trong danh sách là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn.
Bạn vẫn cho rằng trên cơ thể người, hậu môn sẽ là nơi bẩn nhất là hoàn toàn sai lầm. Các nhà khoa học đã chứng minh, nhiều bộ phận khác trên cơ thể có độ "bẩn" gấp nhiều lần hậu môn mà chúng ta không hề hay biết.
Dưới đây là 8 bộ phận bẩn nhất trên cơ thể mà chúng ta cần tránh chạm vào mỗi ngày:

1. Khuôn mặt

Nhiều người có thói quen xoa mặt mà không hề biết rằng đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể. Vì gương mặt thường xuyên tiết dầu, tạo môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn đồng thời việc sử dụng điện thoại mỗi khi nghe gọi, cũng góp phần làm lây lan vi khuẩn.

2. Tai

Ráy tai là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và lỗ tai cũng chính là một trong những nơi bẩn nhất được các  nhà khoa học công bố. Vì vậy bạn cần duy trì thói quen làm sạch vùng tai đều đặn.

3. Mắt

Khóe mắt là nơi chứa vi khuẩn, lông mi cũng không hề thua kém vì nó có nhiệm vụ như chiếc rèm ngăn chặn bụi bẩn. Khi biết được điều này, hãy hạn chế chạm tay vào mắt để tránh vi khuẩn lây lan ra khắp cơ thể.

4. Miệng

Các giáo sư tại Trường Harvard đã khám phá ra hơn 615 loại vi khuẩn khác nhau có thể sống trong khoang miệng. Đồng thời khuyến cáo việc súc miệng và đánh răng 2 lần/ngày có thể giúp bạn loại trừ vi khuẩn có hại.

5. Mũi

Nhiều người có thói quen ngoáy mũi nhưng điều này rất nguy hiểm. Mũi là một trong tám bộ phận bẩn nhất cơ thể, nếu vô tình làm xước da, vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe bạn.

6. Móng tay

Đây là nơi có nhiều vi khuẩn nguy hiểm thậm chí có thể khiến bạn mất mạng.Vi khuẩn ẩn dưới móng tay và da tay có thể lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm và nhiễm trùng cho các vết thương hở.

7. Hậu môn

Có hơn 1 nghìn loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của bạn và được thải qua theo đường hậu môn. Chính điều này khiến hậu môn trở thành bộ phẩn bẩn nhất.

8. Rốn

Chắc nhiều người không biết rốn cũng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không nhìn thấy bằng mắt thường. Nguyên nhân do vùng rốn lõm sâu vào da, vừa kín đáo lại ấm áp tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

tin mới

Phát động

Phát động Chiến dịch truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình tại Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Đây là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng trong công tác Dân số và Phát triển. Việc làm tốt cung cấp dịch vụ sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản của công tác dân số, để thực hiện mô hình gia đình ít con; góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Dân số

Giao lưu dân số 'Tình ca miền biên giới'

(Baonghean.vn) - Tối 12/3, tại huyện Kỳ Sơn, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển tỉnh, Sở Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn tổ chức chương trình giao lưu truyền thông "Tình ca miền biên giới".

Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An: Hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An: Hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(Baonghean.vn) - Nhằm hướng tới sự hài lòng của người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, thời gian qua, BHXH tỉnh Nghệ An đã tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường giao dịch điện tử.

Chuyện “ôm bom” của nữ Tiến sĩ Sản khoa trẻ nhất Việt Nam

Chuyện 'ôm bom' của nữ Tiến sĩ Sản khoa trẻ nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Với lòng yêu nghề và khao khát cống hiến cho y học, nữ bác sĩ trẻ Phan Thị Huyền Thương – cựu học sinh chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho các sản phụ và lần lượt chinh phục những mốc son quan trọng trong sự nghiệp cứu người.

Những "người thân" mang tên điều dưỡng

Những điều dưỡng tận tuỵ tiếp sức cho bệnh nhân ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hiểu rõ nỗi đau thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân, những điều dưỡng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã chăm sóc người bệnh như người thân ruột thịt của mình. Sự tận tuỵ, yêu thương đó chính là "liều thuốc" quan trọng góp phần cải thiện sức khoẻ người bệnh.