Ao hồ 'biến mất' khiến thành phố Vinh 'thất thủ' khi mưa lớn?

(Baonghean.vn) - Nhiều hồ, ao bị "biến mất" do quá trình đô thị hóa... đang được coi như là một trong những nguyên nhân gây úng ngập ở thành phố Vinh mỗi khi mưa lớn.
Đợt mưa lớn kỷ lục ngày 16/10 vừa qua đã khiến cho thành phố Vinh "thất thủ", ngập lụt trên diện rộng, nhiều khu vực bị ngập sâu hàng mét, đe dọa đến sự an nguy tính mạng con người. Một trong những nguyên nhân đang được xem xét đó là do hệ thống hồ, ao trên địa bàn thành phố ngày một thu hẹp, dần "biến mất".
Những ao, hồ, ruộng còn lại ở khu vực xóm 14,15 (Nghi Phú) bị thu hẹp lại bởi nhà dân. Ảnh: P.V
Những ao, hồ, ruộng còn lại ở khu vực xóm 14,15 (Nghi Phú) bị thu hẹp lại bởi nhà dân. Ảnh: P.V

Khu vực Nghi Phú, dọc đường Hoàng Phan Thái (Nghi Phú) kéo dài ra đường Lê Nin, trước có nhiều ao, hồ trải dài, là rốn nước đổ về từ các xã phía Tây. Nay với sự phát triển, đền bù, hàng loạt ao, hồ nói trên đã trở thành đất tái định cư cho dân, do vậy nước mưa tiêu thoát chậm hơn.

Hai bên đường Hoàng Phan Thái (Nghi Phú) trước đây ao, hồ, ruộng sâu dày đặc nay là nhà dân tái định cư. Ảnh: P.V
Hai bên đường Hoàng Phan Thái (Nghi Phú) trước đây ao, hồ, ruộng sâu dày đặc nay là nhà dân tái định cư. Ảnh: P.V

Ông Hà Văn Trung - Chủ tịch UBND xã Nghi Phú cho biết: 5 năm lại đây với hệ quả tất yếu của đô thị hóa, 165 ha đất ruộng và ao hồ ở Nghi Phú đã bị san lấp 65 ha và trong vài năm tới, với danh sách các dự án thu hút đầu tư, diện tích đất ruộng, ao cạn.. sẽ chỉ còn 20 ha. 

Trước đây, dọc ngã ba Quán Bàu cũng là một hệ thống ao hồ dày đặc vừa để điều hòa tiêu thoát nước, vừa để nuôi trồng thủy sản do Công ty CP Giống thủy sản Nghệ An quản lý. Nhưng nay, hầu như toàn bộ khu vực ao, hồ này đã thành trung tâm thương mại, cửa hàng cửa hiệu, nhà cửa cũng khiến cho khu vực lân cận là Nghi Phú, Hưng Đông bị ngập khá nặng nề.

Hồ Vinh Tân do chủ đầu tư quản lý được khoanh nuôi để nuôi cá. Ảnh: P.V
Hồ Vinh Tân do chủ đầu tư quản lý được khoanh nuôi để nuôi cá. Ảnh: P.V

Ông Trần Ngọc Tú - Chủ tịch UBND Thành phố Vinh cho biết, thành phố hiện có 22 hồ điều hòa với tổng diện tích khoảng 400 ha (hồ Goong, hồ Công viên Trung tâm, hồ Thành, hồ Cửa Nam, hồ khu đô thị mới Vinh Tân, hồ trạm bơm phía Nam, hồ Tây Sâm, cụm hồ Cửa Nam, hồ trạm bơm Tây Nam, hồ trạm bơm Đông Nam, hồ điều hòa xã Hưng Lộc....).

Tuy nhiên quản lý, vận hành còn bất cập: Hệ thống hồ điều hòa thoát nước ở Vinh chưa được giao trách nhiệm quản lý thống nhất: Một số hồ điều hòa lớn (hồ Goong, hồ Công viên Trung tâm) do các doanh nghiệp quản lý.

Một số hồ điều hòa trước trạm bơm tiêu (hồ Bến Thủy, Cửa Nam) do Công ty CP Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh quản lý; hồ Vinh Tân lại do các chủ đầu tư dự án quản lý; các hồ còn lại do chính quyền cấp xã trên địa bàn quản lý.

Cống thoát nước ở hồ công viên Trung tâm có chắn rác làm hạn chế lượng nước chảy là một trong những nguyên nhân gây ngập úng thường xuyên tại khu vực Cầu Nại. Ảnh: P.V
Cống thoát nước ở hồ công viên Trung tâm có chắn rác làm hạn chế lượng nước chảy là một trong những nguyên nhân gây ngập úng thường xuyên tại khu vực Cầu Nại. Ảnh: P.V

Bởi nhiều chủ quản lý nên khi có vấn đề, lãnh đạo thành phố phải gửi công văn đề nghị can thiệp và giải quyết nhưng không được giải quyết kịp thời. Việc ba ra chắn rác ở hồ Công viên Trung tâm TP Vinh đợt lũ lớn vừa qua là một ví dụ.

Bên cạnh các hồ tiêu nước bị vùi lấp, thì các kênh mương tiêu nước cũng còn nhiều bất cập. Rõ ràng trong trận lụt lịch sử ngày 16/10 vừa qua, đường Lê Nin đã bị biến thành như một dòng sông lớn, cho thấy rất cần một kênh tiêu thoát dọc tuyến đường này.
Hiện nay giữa lòng thành phố mới có kênh Bắc (kênh ngang), trong khi kênh này không tiêu được nước cho các khu vực phường Hưng Phúc, Trường Thi, Hưng Bình, Lê Mao...
Nói về vấn đề quy hoạch hệ thống thoát lũ thành phố Vinh, ông Nguyễn Quốc Thắng - TP Quản lý đô thị thành phố Vinh cho biết: Thành phố hiện nay chưa có một quy hoạch thoát nước tổng thể. Mặc dù các phường, xã đều có hệ thống tiêu thoát nước nhưng tính chất nhỏ lẻ, mạnh phường nào phường đó làm, thiếu đồng bộ. Hệ thống kênh mương bị bồi lấp chưa có kinh phí nạo vét.
Khu vực Cầu Nại (khối 1, phường Trường Thi) bị ngập lụt nặng nề trong ngày 16/10/2019, có một phần do bất cập trong quản lý hồ công viên Trung tâm. Ảnh tư liệu CTV
Khu vực Cầu Nại (khối 1, phường Trường Thi) bị ngập lụt nặng nề trong ngày 16/10/2019, có một phần do bất cập trong quản lý hồ công viên Trung tâm. Ảnh tư liệu CTV

Trong đợt mưa bất thường kéo dài hơn 10 tiếng từ đêm ngày 15/10 đến sáng 16/10/2019 với lượng mưa lớn trên 250mm đã gây nhiều thiệt hại cho thành phố Vinh (ước tính trên 5 tỷ đồng), đồng thời gây ngập úng trên nhiều phường, xã. 

Nhiều khối, xóm tại các phường, xã bị ngập cục bộ với chiều cao ngập trung bình từ 20 - 50cm. Đặc biệt, có một số khu vực ngập sâu trên 1m (nước vào nhà dân) như khối 13, 15 phường Bến Thủy, khối 1 phường Trường Thi (dọc mương số 2), khu vực đình sau chợ Vinh…

Nhiều tuyến đường ngập từ 30 - 50cm, Cá biệt một số tuyến đường có chỗ ngập sâu xấp xỉ gần 1m gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông như đường Đặng Thái Thân, đường Nguyễn Sơn, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Cừ…

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.