Azerbaijan và Armenia đã đồng ý ngừng bắn ở Karabakh

Azerbaijan và Armenia đã đồng ý ngừng bắn ở Karabakh từ 12 giờ ngày 10 tháng 10, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết sau cuộc hội đàm kéo dài 10 giờ tại Moscow.
Giao tranh tại
Giao tranh tại Karabakh

"Trước lời kêu gọi của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Cộng hòa Armenia Nikol Pashinyan đã thống nhất: Đầu tiên lệnh ngừng bắn được áp dụng từ 12h00 ngày 10 tháng 10 năm 2020 vì mục đích nhân đạo để trao đổi tù nhân, những người bị giam giữ khác và thi thể những người chết thông qua trung gian của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế" - ông Lavrov nói.

Baku và Yerevan cũng đồng ý bắt đầu "các cuộc đàm phán thực chất với mục đích đạt được một giải pháp hòa bình càng sớm càng tốt." Đồng thời, các bên khẳng định tính bất biến của định dạng tiến trình đàm phán về Karabakh.

Sau văn kiện chung, các thông số cụ thể của lệnh ngừng bắn sẽ được thỏa thuận bổ sung

Các cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Armenia và Azerbaijan về tình hình ở Nagorno-Karabakh được tổ chức theo thể thức hoàn toàn kín. Trước khi bắt đầu cuộc họp, các bên hạn chế đưa ra tuyên bố.

Đụng độ ở Nagorno-Karabakh trở nên nghiêm trọng vào sáng ngày 27/9. Cả Baku lẫn Yerevan đều lên tiếng cáo buộc lẫn nhau. Armenia đã ban bố thiết quân luật và lệnh tổng động viên. Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 55 bị cấm rời khỏi đất nước. Ở Azerbaijan cũng ban hành lệnh giới nghiêm và huy động nhập ngũ cục bộ.

Tình hình càng trở nên phức tạp do Baku nhận được sự hậu thuẫn tích cực từ Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên NATO). Trong khi đó, Armenia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

Lãnh đạo ba nước: Nga, Mỹ và Pháp - đồng chủ tịch Nhóm OSCE Minsk về Karabakh - đã kêu gọi các bên chấm dứt đụng độ và tiến hành đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết. Các nhà lãnh đạo lên án sự leo thang xung đột và bày tỏ lời chia buồn tới thân nhân của những người thiệt mạng.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.