Bí quyết nuôi cua đồng 'trúng lớn' của nông dân Nghệ An

Bí quyết nuôi cua đồng 'trúng lớn' của nông dân Nghệ An

(Baonghean.vn) -Kè ao, nuôi bèo tây, làm nhà ống tre và tự ương nuôi giống cua đồng địa phương đã giúp cho nhiều gia đình nông dân ở huyện Thanh Chương thu về gần 70 triệu đồng/sào/năm, gấp 35 lần trồng lúa.

bna_toàn cảnh.jpg
1,5 sào đất lúa được ông Bình cải tạo làm ao nuôi cua. Ảnh: Thanh Phúc

Trên diện tích 1,5 sào đất lúa đấu thầu của xã, bắt đầu từ năm 2021, ông Nguyễn Văn Bình ở xóm Mỹ Chùa, xã Thanh Tiên viết đơn xin chính quyền cải tạo thành ao nông, chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cua, chạch. Được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương, ông thuê máy múc đào thành ao cạn (sâu khoảng 80cm so với bờ thửa), xung quanh bờ, ông kè bằng bê tông phía trên, và lót bạt, tôn phía dưới bùn ngăn rắn, chuột làm tổ quanh bờ.

Ở giữa ao, ông đào mương bao quanh để dẫn nước vào và xả nước ra, đảm bảo nước trong ao nuôi luôn tuần hoàn, tránh các mầm bệnh cho cua. Sau khi chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, một mặt, ông đặt mua cua con của người dân đi bắt trong vùng, vừa tự mình đi bắt cua về lựa chọn và thả giống.

“Giống cua địa phương tương đồng về môi trường sống, khí hậu sẽ dễ thích nghi, sinh trưởng hơn là mua cua giống từ Hải Phòng, Hải Dương về. Do đó, lứa đầu nuôi, dẫu chưa có kinh nghiệm song tỷ lệ cua sống lên đến 90%”, ông Bình cho biết.

bna_ao cạn, nuôi bèo.jpg
Ao nuôi cua được bố trí mương dẫn nước vào, ra, xung quanh kè tôn, bê tông để đảm bảo an toàn cho cua. Ảnh: Hoài Thu

Nuôi cua không tốn nhiều vốn, không tốn công chăm sóc; thức ăn đơn giản và có thể tự chế như: Cám gạo, cám ngô, bột cá, 3 ngày chỉ cần cho ăn 1 lần. Vì vậy, nuôi cua đồng chỉ cần tranh thủ thời gian rỗi trong ngày.

Điều quan trọng nhất là phải nắm chắc đặc tính sinh trưởng của cua. Chẳng hạn, như giai đoạn cua lột xác nên thả ống tre để làm chỗ cho cua trú ngụ, tránh tình trạng con này ăn xác con kia; giai đoạn cua sinh sản nhiều thì phải thu hoạch tỉa các con cua trưởng thành, nhường chỗ cho cua con phát triển. Cua không ưa nắng nóng, do đó, phải lấy bèo tây thả vào ao để cua trú ẩn trong mùa Hè.

bna_bèo.jpg
Khi thả bèo, ông tính toán kỹ mật độ cua trong ao, thả theo luống, theo hàng không để bèo phủ kín mặt ao. Ảnh: Thanh Phúc

“Thả bèo trong ao cũng phải có kỹ thuật. Bèo thả vào đủ số lượng, đảm bảo mật độ, được phân vùng cụ thể chứ không thả tràn lan, cho bèo phủ kín mặt ao. Bởi khi bèo phủ kín thì cua sinh trưởng kém, do không gian sống thu hẹp, mặt khác, cũng khó quan sát cua, khó nắm bắt được cua bị dịch bệnh hay không.

Những tháng cuối chu kỳ nuôi, cần tăng thêm thức ăn là động vật trong khẩu phần ăn để cua đồng nhanh lớn và chắc thịt. Đồng thời, chú ý thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh, mỗi lần thay nước từ 1/4-1/3 lượng nước trong ao”, ông Bình chia sẻ.

Nuôi cua đồng không phải lo “đầu ra” sản phẩm, vì được thị trường ưa chuộng nhờ cua thịt chắc hơn, giá trị dinh dưỡng cao hơn, mà quan trọng là người tiêu dùng không lo cua bị nhiễm các loại hóa chất độc hại sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

bna_thu hoạch cua.jpg
Khi cua sinh sản thì thu hoạch tỉa để bán, tránh cua to ăn cua nhỏ. Ảnh: Hoài Thu

Tuy nhiên, để cua được giá, theo kinh nghiệm của ông Bình thì người nuôi phải chủ động căn chỉnh thời gian xuống giống và thu hoạch. “Khi lúa ở ngoài đồng chưa thu hoạch, cua đồng khan hiếm vì khó bắt thì giá cao, lúc này thì chủ động thu hoạch, vừa dễ tiêu thụ, vừa được giá. Còn tháng 11, thời kỳ cua sinh sản cao điểm thì thu mua giống để thả”, ông Bình cho biết.

Để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, ông Bình còn nuôi xen chạch đồng trong ao cua, bởi đây là đối tượng dễ nuôi, sống ở tầng sâu dưới bùn nên không ảnh hưởng đến cua. Theo nhẩm tính của ông Bình, mỗi năm, 3 lứa cua, mỗi lứa 2 tạ, với giá bán 100.000-120.000 đồng/kg, ông thu về khoảng 70 triệu đồng và khoảng 30 triệu đồng từ tiền bán chạch thì 1,5 sào ao mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng. So với trồng lúa 2 vụ trước đây thì cao gấp 30-35 lần.

bna_mỗi năm thu hoạch 3 lứa.jpg
Mỗi năm, thu nhập từ ao nuôi cua khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Ông Nguyễn Xuân Khánh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương cho biết: Mô hình nuôi cua đồng từ ruộng lúa vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông, vừa làm phong phú, đa dạng các đối tượng nuôi cho ngành nông nghiệp.

Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát triển một loại thủy sản có giá trị kinh tế là cua đồng, cung cấp thêm một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cho người tiêu dùng… Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn, mở các lớp chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vốn để nhân rộng mô hình nuôi cua đồng sinh sản cho bà con nông dân".

Clip: Phúc - Thu

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.