Cách điều trị bệnh thần kinh ngoại biên ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Thanh Hiền 30/06/2020 16:36

(Baonghean.vn) - Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể mất cảm giác, đau, tê, thậm chí tổn thương kéo dài còn làm teo cơ... Để điều trị, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương pháp hiệu quả.

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bệnh làm rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng gây nên các triệu chứng như đau hoặc tê bì.

Hiện nay có tới hơn 100 loại bệnh thần kinh ngoại biên được xác định. Tất cả đều có đặc trưng về triệu chứng, mô hình phát triển và tiên lượng bệnh riêng.

Các hiện tượng đau dây thần kinh ngoại biên. Ảnh minh họa
Đối với bệnh thần kinh ngoại biên, biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương. Hầu hết bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng nhiều tới sợi cảm giác hơn sợi vận động.

Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh thần kinh ngoại biên gồm: Rối loạn cảm giác, người bệnh thần kinh ngoại biên sẽ có cảm giác bất thường, mất cảm giác, hay đau, tê, cảm giác như có kiến bò, bỏng rát, yếu cơ. Các triệu chứng này thường bắt đầu từ từ. Ở một số người triệu chứng có thể nhẹ hoặc không nhận thấy. Nhiều trường hợp bệnh nhân lại có triệu chứng nặng, dai dẳng, đặc biệt là về đêm.

Các vấn đề về cơ bắp, các tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên còn làm suy giảm vận động, bao gồm sự suy yếu của các cơ được dây thần kinh chi phối. Đáng chú ý, tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài có thể khiến người bệnh teo cơ. Bệnh nhân sẽ rất khó khăn khi làm những công việc đơn giản như cài cúc áo... Mất phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động.

Rối loạn chức năng thần kinh thực vật, các triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Bệnh nhân có thể hạ huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim, mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi, rối loạn chức năng bàng quang, ruột và liệt cương dương ở nam giới.

Bệnh nhân đang điều trị đau thần kinh ngoại biên ở Bệnh viện PHCN Nghệ An
Bệnh nhân đang điều trị đau thần kinh ngoại biên ở Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Trong đó, có các nguyên nhân chính như do chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh ở những người phải bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, các công việc có tính chất ở lâu trong một tư thế như đánh máy hay những người có khối u ở xương. Do viêm bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh. Do các nguyên nhân chuyển hóa, điển hình là các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như những người bị HIV, AIDS, người nghiện rượu, một số bệnh di truyền, thiếu vitamin, các bệnh như bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh thận và nhược giáp, tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư, tiền sử gia đình bị bệnh thần kinh.

Bệnh tổn thương dây thần kinh ngoại biên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây nên các biến chứng như Tổn thương da (do mất cảm giác). Nhiễm trùng nhất là những vùng da bị mất cảm giác nặng. Té ngã (do yếu cơ và mất cảm giác có thể gây mất thăng bằng dẫn đến té ngã).

Phương pháp điều trị

Ở bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An, số lượng bệnh nhân nhập viện do thần kinh ngoại biên ngày càng tăng. Ông Nguyễn Văn Hiệp (Nghĩa Xuân - Quỳ Hợp) năm nay 65 tuổi cho biết: “Thời gian đầu ngủ dậy chân, tay tôi không cử động được, nhất là về mùa đông, lạnh, các khớp chân tay tê bì, đau rát, ngứa ran ở cánh tay và chân. Cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân, bàn chân gây mất cảm giác ở chân, cánh tay. Đôi lúc tôi không cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh khi tiếp xúc với đồ vật. Có những thời điểm nặng dẫn đến các khớp sưng tấy, đỏ, gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, lao động. Sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An, các khớp chân, tay của tôi đã mềm hơn, không còn bị ngứa râm ran vào buổi sáng. Chân tay cử động dễ dàng hơn”.

Bị tai nạn xe máy, phải bó bột chân hơn 2 tháng. Sau khi tháo bột, các khớp ngón chân không hề cử động được vì bó bột lâu ngày, do không tập luyện nên cơ chân của bà bị yếu, có hiện tượng teo cơ, tê bì, đi lại rất khó khăn. Để hồi phục, bà đã chọn Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, chỉ sau 1 thời gian ngắn, các ngón chân, khớp chân của bà đã cử động dễ dàng hơn, cảm giác tê bì dần giảm hẳn.

Bệnh nhân Hoàng Thị Nga (xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu)

Điều trị bệnh
Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Về tổng quan, bệnh nhân cần kết hợp giữa việc dùng thuốc, tập luyện vật lý trị liệu phục hồi chức năng là khả quan nhất trong điều trị thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, điều trị bệnh thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc mới mong đạt được hiệu quả.

Giáo sư TS Cao Minh Châu - Chủ nhiệm bộ môn phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội - Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội PHCN Việt Nam - người trực tiếp hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện PHCN Nghệ An .

Bà Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Để điều trị hiệu quả bệnh thần kinh ngoại biên, trước hết là phải xác định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân phù hợp. Thời gian qua, Bệnh viện đã áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, xóa bóp, lý liệu và tập vận động. Đây là một trong những phương pháp rất tốt cho những bệnh nhân bị đau thần kinh ngoại biên… không để lại di chứng, chữa bệnh không gây đau đớn và đặc biệt là không phải uống thuốc.

Bên cạnh đó, có thể phẫu thuật hoặc phong bế thần kinh, phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân bị tổn thương tủy sống nghiêm trọng. Hoặc khi người bệnh điều trị các phương pháp kể trên không có hiệu quả nên bắt buộc phải sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Để phòng tránh bệnh thần kinh ngoại biên, cần kiểm soát tốt bệnh lý nền và thay đổi lối sống là hai cách phòng ngừa tiên quyết nhất. Kiểm soát tốt đường huyết. Đối với bệnh nhân đái tháo đường cần chăm sóc tốt bàn chân để tránh biến chứng. Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia. Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng. Tập thể dục thường xuyên.

Để được tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng toàn diện, hãy liên hệ ngay với Hội đồng khoa học kỹ thuật - Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An:

Với tinh thần “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”, là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”;

Mô hình “Bệnh viện - khách sạn xanh - sạch - đẹp” đầu tiên tại Nghệ An.

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

ĐT Phòng khám: 02383.922.922

ĐT trực 24/24h: 02383.922.922

ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210

ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

Mới nhất

x
Cách điều trị bệnh thần kinh ngoại biên ở Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO