Châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội một cách thận trọng

Theo Phạm Hà (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Việc nới lỏng giãn cách xã hội đang được các nước châu Âu thực hiện hết sức thận trọng, tránh bất cứ sai lầm nào có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bắt đầu giảm nhiệt tại một số quốc gia châu Âu, những bước đi đầu tiên hướng đến việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội đang dần dần được thực hiện. Tuy nhiên, những bước đi này đang được các nước châu Âu thực hiện hết sức thận trọng, tránh bất cứ sai lầm nào có khả năng làm dịch bùng phát trở lại.

Châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội một cách thận trọng ảnh 1
Việc nới lỏng giãn cách xã hội đang được các nước châu Âu thực hiện hết sức thận trọng, tránh bất cứ sai lầm nào có thể làm dịch bùng phát trở lại. Ảnh: ABC News

Đan Mạch ngày 15/4 bắt đầu mở các trường học như bước đầu tiên trong việc nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa kéo dài 1 tháng. Với số trường hợp tử vong và nhập viện do virus giảm, quốc gia này quyết định mở lại các trường học và trung tâm giữ trẻ trước tiên.

Theo Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, quyết định mở cửa trường học sẽ giúp cha mẹ có thể đi làm và guồng quay kinh tế có thể bắt đầu hoạt động trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các trường học trong tuần qua đã phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho các yêu cầu như giữ khoảng cách 2 mét giữa các học sinh. Mặc dù vậy, do lo ngại virus có thể tiếp tục bùng phát, nhiều cha mẹ nhất định không cho con đến trường.

Chị Nonne Behrsin Hansen có 2 đứa con 2 và 4 tuổi quyết định giữ con ở nhà: “Tôi nghĩ rất khó để các đứa trẻ có thể thực hiện theo yêu cầu, ví dụ như yêu cầu bọn trẻ không ôm tất cả những người bạn của mình. Chúng phải bị tách ra từng nhóm nhỏ. Cũng không thể bắt chúng không chạy quanh sân chơi nếu chúng nhìn thấy bạn của mình”.

Lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong trường học khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng là quan tâm của nhiều nước. Thủ tướng Na Uy Erna Solberg ngày 15/4 tổ chức một phiên hỏi đáp đặc biệt dành riêng cho trẻ em, để trả lời các thắc mắc liên quan đến biện pháp nới lỏng mới sắp được thực hiện. Thủ tướng Erna Solberg cho rằng phải cần có thời gian để cuộc sống quay trở lại bình thường.

“Một trong những điều tôi nhớ nhất đó là ôm thặt chặt những người bạn của mình. Nhưng bây giờ thì đây là điều không thể với các quy tắc duy trì giãn cách xã hội chúng ta có. Mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường. Các trường mầm non sẽ mở cửa trước, sau đó đến các trường tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4 sẽ mở cửa trở lại”, bà Solberg nói.

Theo một khảo sát của YouGov được công bố trong tuần này, phần lớn người Đức không muốn các hạn chế được dỡ bỏ, với 44% ủng hộ các biện pháp giãn cách được kéo dài và thêm 12% cho biết họ muốn thắt chặt các biện pháp này để ngăn dịch lan rộng.Thủ tướng Đức Angela Merkelngày 15/4 thông báo các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát virus sẽ vẫn có hiệu lực đến ít nhất mùng 3 tháng 5, nhưng một số cửa hàng có thể mở cửa trở lại vào tuần tới. Thủ tướng Merkel cũng yêu cầu người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch chặt chẽ.

“Rất quan trọng việc người dân tuân thủ khoảng cách 1,5 mét tại nơi công cộng. Chúng tôi cũng hối thúc người dân phải sử dụng khẩu trang khi đi trên các phương tiện giao thông hay đi mua hàng. Chúng ta sẽ có nhiều khẩu trang hơn và điều này sẽ giúp bảo vệ người dân”, bà Merkel nhấn mạnh.

Trong khi các quyết định đóng cửa trường học, biên giới và cách ly tại nhà được các nước thực hiện nhanh chóng thời gian qua để ngăn dịch Covid-19, những cân nhắc về nới lỏng hạn chế này đang được các nước châu Âu thực hiện rất thận trọng. Mặc dù nhiều khu vực, lệnh giãn cách có thể được nới lỏng nhưng người dân vẫn bị yêu cầu nên đeo khẩu trang. Xét nghiệm trên quy mô lớn cũng được coi là chìa khóa để theo dõi và cách ly sớm các trường hợp nhiễm bệnh.

Theo kế hoạch của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu chuẩn bị cho các nước mở cửa trở lại, các quốc gia nên mở theo từng giai đoạn, với những cửa hàng và trường học được ưu tiên hàng đầu, nhà hàng và các địa điểm vui chơi giải trí xã hội khác sau đó. Các nhà hoạch định chính sách cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu cần thực hiện chậm, với phân chia từng giai đoạn cụ thể, sẵn sàng đảo ngược kế hoạch nếu nguy cơ tái bùng phát dịch trở lại. Mỗi quốc gia sẽ có tiếng nói cuối cùng trong vấn đề nới lỏng lệnh phong tỏa dựa theo tình hình mỗi quốc gia.

Những bước đi của châu Âu đang được các nước theo dõi cẩn thận, đặc biệt là Mỹ - nơi đang diễn ra các cuộc tranh luận căng thẳng về cách thức và thời điểm mở lại nền kinh tế./. 

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.