Chuyến ‘chi viện’ đáng nhớ
(Baonghean) - Sau khi đoàn công tác của Sở Y tế Nghệ An hỗ trợ TP. Đà Nẵng chống dịch Covid-19 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở về địa phương, Báo Nghệ An có cuộc trao đổi cùng bác sĩ CK 2 Trịnh Xuân Nam - Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng Khoa Nội A - Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, Trưởng đoàn công tác về câu chuyện chống dịch.

P.V: Bác sĩ có thể cho biết lịch trình và những phần việc cụ thể mà đoàn công tác của Sở Y tế Nghệ An hỗ trợ cho TP. Đà Nẵng chống dịch Covid-19 thực hiện thời gian qua?
Bác sĩ Trịnh Xuân Nam: Đoàn công tác cán bộ y tế Nghệ An đã có 24 ngày có mặt tại TP. Đà Nẵng để giúp địa phương này chống dịch Covid-19. Ngày 20/8/2020, đoàn khởi hành từ Nghệ An. Một ngày sau khi vào TP. Đà Nẵng, đoàn được chia làm 2 nhóm đến nhận nhiệm vụ ở 2 trong 3 bệnh viện dã chiến của thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, một nhóm gồm 10 cán bộ được tăng cường đến bệnh viện dã chiến của Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang; nhóm 6 cán bộ còn lại được tăng cường cho Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Tại 2 bệnh viện này, tùy theo chuyên ngành, năng lực chuyên môn mà các cán bộ y tế của Nghệ An được phân chia vào các khoa, phòng tương ứng.

P.V: Hiện nay tình hình dịch Covid-19 ở TP. Đà Nẵng diễn biến như thế nào thưa bác sĩ? Còn có những nguy cơ dịch Covid-19 tồn tại ở địa phương này hay không?
Bác sĩ Trịnh Xuân Nam: Có thể khẳng định, chúng ta đã kiểm soát, đẩy lùi được dịch Covid-19 tại TP. Đà Nẵng. Thành phố này đã dỡ bỏ dần các biện pháp cách ly, trả lại cuộc sống thường ngày. Tuy vậy, có thể vẫn còn đó những ổ dịch nhỏ lẻ trong cộng đồng mà chúng ta chưa thể phát hiện được.
Bên cạnh đó, một số người bệnh nhập cảnh từ nước ngoài về mà chúng ta chưa làm tốt trong công tác xác định, quản lý, cách ly. Nguy cơ nữa nằm ở nhóm bệnh nhân Covid-19 sau khi ra viện song vẫn có thể dương tính trở lại vì chưa có các nghiên cứu để khẳng định các trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm hay không. Đây chính là 3 nguy cơ cần quan tâm và được kiểm soát tốt ở TP. Đà Nẵng trong thời gian tới.

P.V: Qua chuyến công tác này, ngành Y tế Nghệ An nói chung và đoàn công tác nói riêng đã thu nhận được những bài học kinh nghiệm nào trong công tác chống dịch, điều trị cho bệnh nhân?
Bác sĩ Trịnh Xuân Nam: Qua đợt công tác này, chúng ta cũng học hỏi được rất nhiều về bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh của TP. Đà Nẵng.
Thứ nhất, công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly tại các bệnh viện cần được coi trọng. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân có bệnh lý nền ở Khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhân suy thận mạn, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường và những người cao tuổi. Đây là những nhóm bệnh nhân khi mắc Covid thường rất nặng và nguy cơ tử vong cao.
Thứ hai, việc đưa vào hoạt động các bệnh viện dã chiến tại TP Đà Nẵng được thực hiện rất tốt. Thành công ở đây xuất phát từ việc các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân TP. Đà Nẵng rất quyết tâm. Ví dụ như với Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang khi được quyết định trở thành bệnh viện dã chiến, thì sau 4 ngày TP. Đà Nẵng đã hoàn tất mọi yêu cầu về chuyên môn để đưa vào sử dụng như đơn vị hồi sức, đơn vị chạy thận nhân tạo, nhà mổ được làm mới.

Thứ tư, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong điều trị Covid-19, tránh lây nhiễm chéo và nhiễm trùng cơ hội đối với bệnh nhân, nhân viên y tế, trong cộng đồng có tầm quan trọng đặc biệt.
Thứ năm, công tác hậu cần cũng hết sức quan trọng. Nguồn lực để phòng, chống, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đòi hỏi rất lớn. Đặc thù bệnh nhân Covid-19 là cán bộ y tế phải chăm sóc, phục vụ hoàn toàn, kể cả trong sinh hoạt. Vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị tốt nguồn lực. TP. Đà Nẵng đã huy động được một nguồn lực rất lớn từ các nhà hảo tâm, người dân để hỗ trợ nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

P.V: Theo bác sĩ, từ bài học Đà Nẵng, Nghệ An cần phải có sự chuẩn bị như thế nào để có thể đương đầu với những ca mắc Covid-19 trong cộng đồng có thể xảy ra ở địa phương?
Bác sĩ Trịnh Xuân Nam: Theo tôi nghĩ, trong giai đoạn này, nguy cơ các ca bệnh bị mắc Covid trong cộng đồng vẫn có thể xảy ra. Nghệ An chúng ta không được phép chủ quan. Để ứng phó tốt với dịch Covid-19.
Thứ nhất, chúng ta cần làm tốt công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly các đối tượng nguy cơ tại các bệnh viện và công dân từ vùng dịch trở về (kể cả từ nước ngoài).

Thứ ba, khi dịch bệnh xảy ra cần chú trọng việc điều tra dịch tễ, khoanh vùng dập dịch. Trong điều trị thì chú trọng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế việc lây chéo cho nhân viên y tế và nhiễm trùng cơ hội ở nhóm bệnh nặng.
Thứ tư, chúng ta phải triển khai tổ chức, vận hành các bệnh viện dã chiến một cách khoa học, nhịp nhàng và thuần thục.
Thứ năm, chúng ta cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân biết, hiểu, phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.
P.V: Thời điểm này, tình hình sức khỏe của đoàn công tác ra sao? Bác sĩ có thể chia sẻ kỷ niệm trong chuyến công tác đáng nhớ này không?
Bác sĩ Trịnh Xuân Nam: Hiện nay, đoàn cán bộ y tế Nghệ An đã được cách ly phòng, chống dịch tại 1 khách sạn ở thị xã Cửa Lò. Tất cả 16 thành viên trong đoàn đều có tình trạng sức khỏe tốt, kể cả thể chất lẫn tinh thần. Mọi người đều rất phấn khởi với sự đóng góp của đoàn cho TP. Đà Nẵng cũng như sự đón tiếp, chu đáo, tận tình, đầy tình cảm của chính quyền và nhân dân tỉnh nhà.

Tuy nhiên, cũng có những niềm hạnh phúc, đó là lúc chứng kiến những biểu lộ tươi vui, phấn khởi của người bệnh trong thời khắc được thông báo khỏi bệnh và được ra viện. Chính những kỷ niệm, cảm xúc đó đã là động lực để chúng tôi quyết tâm, cố gắng hơn để vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ giúp cho người dân vượt qua đợt dịch Covid-19 này.
P.V: Xin cảm ơn bác sĩ!
Từ khóa:
Tin liên quan

16 cán bộ y tế Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trợ giúp Đà Nẵng chống dịch Covid-19
(Baonghean.vn) - Đoàn công tác của Sở Y tế Nghệ An đã thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng thành phố Đà Nẵng kiểm soát tình hình dịch Covid-19 và điều trị bệnh nhân nhiễm dịch.

Nghệ An sẽ tiếp tục cách ly tất cả những người về từ Đà Nẵng
(Baonghean.vn) - Những người có liên quan đến các bệnh viện, chăm sóc bệnh nhân từ Đà Nẵng trở về sẽ phải cách ly tập trung, những người khác phải cách ly tại nhà.

16 y, bác sĩ Nghệ An với 4 ngày đầu tiên thi hành nhiệm vụ tăng viện Đà Nẵng chống Covid-19
(Baonghean.vn) - Thông tin từ Đoàn Công tác tỉnh Nghệ An: Hiện 16 y, bác sĩ đều đã nhận nhiệm vụ thực hiện công tác phòng, chống dịch, cứu chữa bệnh nhân ở hai cơ sở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.

Đoàn y bác sĩ Nghệ An chính thức lên đường vào Đà Nẵng chống dịch Covid-19
(Baonghean.vn) - Phút chia tay gia đình, người thân, đồng nghiệp với bao xúc động, lưu luyến với quyết tâm "hết dịch mới trở về".

Chân dung 16 'chiến sỹ áo trắng' xứ Nghệ chi viện cho tâm dịch Đà Nẵng
(Baonghean.vn) - 16 nhân viên y tế (gồm 2 bác sỹ hồi sức cấp cứu, 2 bác sỹ truyền nhiễm, 2 bác sỹ xét nghiệm, 3 kỹ thuật viên huyết học, 4 kỹ thuật viên sinh hóa và 3 kỹ thuật viên vi sinh) được Sở Y tế Nghệ An điều động tăng viện, hỗ trợ, phục vụ phòng chống dịch Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến ở thành phố Đà Nẵng.
Các tin khác
-
Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo
-
Chương trình 'Mùa Đông ấm – Xuân tình nguyện' của đoàn thanh niên Khối các cơ quan tỉnh
-
Nghệ An: Nhiều giải pháp để mùa lễ hội 2021 diễn ra an toàn
-
Đầu nối bình ôxy của xe cấp cứu phát nổ, một người bị thương
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An tặng quà Tết cho gia đình chính sách và hộ nghèo
-
272 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà Tết
-
Tiếp nhận hơn 1.400 bộ đồ dùng thiết yếu dành cho nữ hội viên nông dân miền núi
-
Ngăn chặn nhập cảnh trái phép để đón Tết trong an toàn
-
Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh trao quà Tết cho thân nhân liệt sĩ ở Hưng Nguyên
-
Bộ CHQS tỉnh xuất quân bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
-
Nghệ An: Rực rỡ sắc cờ chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
-
Hội thảo kết nối cung cầu giữa nhà đầu tư - Nhà nước - nhà trường
Tải thêm tin