Chuyển tiền 'nhầm' rồi chiếm đoạt

Theo Thu Hà (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhiều người nhận được tiền "chuyển nhầm" vào tài khoản rồi bị chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, việc chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng thông qua các phương thức đơn giản, thuận tiện mà người gửi tiền không phải ra tận ngân hàng, giảm được thời gian cho khách hàng cũng như sự quá tải tại các ngân hàng. Lợi dụng phương thức này, nhiều kẻ đã cố tình "chuyển nhầm" tiền vào tài khoản của người khác, sau đó dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt.
Chuyển tiền "nhầm" rồi chiếm đoạt. Ảnh minh họa. ảnh 1
Chuyển tiền "nhầm" rồi chiếm đoạt. Ảnh minh họa. 

Trung tuần tháng 6/2021, một phụ nữ tên A. (trú tại quận Ba Đình, TP Hà Nội) bỗng nhiên nhận được hơn 45 triệu đồng chuyển vào tài khoản ngân hàng. Cuối giờ chiều cùng ngày, một tài khoản Zalo lạ kết bạn với chị A. và nói rằng, công ty tài chính đã giải ngân số tiền của chị và nói chị trở thành một người vay nợ. Tự thấy mình không thực hiện bất cứ thủ tục vay nợ nào trên mạng, chị A. đã đến cơ quan công an trình báo sự việc. Trước đó, cũng có trường hợp giả vờ "chuyển tiền nhầm" sau đó yêu cầu nạn nhân đăng nhập vào dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong các thông tin, toàn bộ số tiền sẽ bị các đối tượng xấu chiếm đoạt. 

Nhìn nhận vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông cho biết: Việc chuyển tiền "nhầm" qua tài khoản là thủ đoạn lừa đảo khá tinh vi. Nếu người nhận được tiền vội vã trả tiền lại cho người gọi đến mà không xác minh rõ số tài khoản ngân hàng, chứng từ chuyển khoản thì sẽ rất phức tạp. Nếu sau khi nhận được khoản tiền, người bị chuyển khoản không báo với ngân hàng, Công an hay các bên liên quan; thì khi chủ tài khoản đã chuyển nhầm tiền xuất hiện và yêu cầu bên nhận thanh toán thì họ cũng khó có thể từ chối vì thông tin chuyển khoản đã lưu trên điện thoại và có chứng từ ở ngân hàng.

Theo điều 228, 230, 579 Bộ luật Dân sự 2015, khi tình cờ nhận được khoản tiền lạ từ người chưa từng có mối quan hệ với mình và cũng không có bất cứ giao dịch nào với họ liên quan đến số tiền này, người nhận có thể bị xem là người đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.

Tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều này; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều này; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”./.

tin mới

Bị cáo Nguyễn Đình Khang và Nguyễn Thị Thu tại phiên toà sơ thẩm. Ảnh: An Quỳnh.

Tuyên án vợ chồng giám đốc Công ty Minh Khang

(Baonghean.vn) - Sau nghị án kéo dài, chiều 28/9, Tòa án nhân dân tỉnh đã tuyên án phạt đối với Nguyễn Thị Thu - Giám đốc Công ty Minh Khang và Nguyễn Đình Khang - Trưởng ban Quản lý Dự án Khu đô thị Minh Khang về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Lắng nghe, nắm bắt thông tin từ quần chúng nhân dân là yếu tố quan trọng để bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn

Lắng nghe, nắm bắt thông tin từ quần chúng nhân dân là yếu tố quan trọng để bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị, 14 tập thể và 14 cá nhân được nhận Bằng khen và Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Giáo xứ, giáo họ bình yên, không có tội phạm, tệ nạn xã hội, đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Còn đâu tình làng nghĩa xóm…

Còn đâu tình làng nghĩa xóm…

(Baonghean.vn) - Giữa hai gia đình là hàng xóm, từng có thời gian thân tình “tối lửa tắt đèn có nhau”, nhưng từ khi vướng vào tranh chấp đất đai thì hai bên xảy ra nhiều hiềm khích. Đỉnh điểm là việc hai cha con đã đoạt mạng hàng xóm khi người này vác dao sang nhà “nói chuyện”.

Quy trình đổi Giấy phép lái xe ô tô trực tuyến trong vòng 5 phút

Quy trình đổi Giấy phép lái xe ô tô trực tuyến trong vòng 5 phút

(Baonghean.vn) -Việc đổi giấy phép lái xe qua internet không chỉ giúp người dân tiết kiệm được thời gian công sức, mà còn giảm được khá nhiều chi phí do không phải đến tận nơi làm thủ tục. Hãy thực hiện quy trình đổi Giấy phép lái xe trực tuyến trong vòng 5 phút theo thứ tự các bước sau đây:

Cảnh báo muôn kiểu lừa đảo qua mạng và dấu hiệu nhận biết

Cảnh báo muôn kiểu lừa đảo qua mạng và dấu hiệu nhận biết

(Baonghean.vn) - Mặc dù các  ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của loại tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, là hành vi lừa đảo tình cảm qua mạng xã hội...

Chiêu lừa đảo của 'nhà báo rởm'

Chiêu lừa đảo của 'nhà báo rởm'

(Baonghean.vn) - Thuê người làm giả thẻ nhà báo, “nổ” là Phó Tổng Biên tập một tờ báo điện tử, Nguyễn Thị Vân Anh đã lừa một đại gia đình ở huyện Diễn Châu hơn 12 tỷ đồng, khiến cuộc sống của nhiều người trở nên khốn đốn, lâm cảnh nợ nần…