Cây đa ở Khu Di tích Kim Liên

Chuyện về cây đa ở Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Những ai đã từng về thăm quê nội của Bác Hồ ở Làng Sen đều lưu giữ hình ảnh cây đa sừng sững ngay trước khu trưng bày và nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cây đa có từ bao giờ? Ai là người đã trồng? Chắc hẳn nhiều người chưa biết.
Cây đa được đồng chí Trường Chinh trồng năm 1976 tại Khu Di tích Kim Liên. Ảnh: Đào Tuấn
Cây đa trong Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn). Ảnh: Đào Tuấn

Nằm trong khuôn viên quê nội Bác ở Làng Sen, khu trưng bày, nhà tưởng niệm được xây dựng từ năm 1970, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Đây là bảo tàng đầu tiên trong cả nước trưng bày về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị phê duyệt nội dung và giao cho đồng chí Trường Chinh lúc bấy giờ là Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác tư tưởng của Đảng phụ trách. Sau khi hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, việc trưng bày được bổ sung với nhiều giải pháp nghệ thuật, sáng tạo nhằm tôn vinh các tài liệu hiện vật tạo nhiều cảm xúc hấp dẫn người xem. Toàn bộ trưng bày chuyển sang chủ đề mới mẻ hơn. Bên cạnh những nội dung truyền thống quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn là tình cảm của Bác đối với quê hương.

Du khách về thăm quê Bác. Ảnh tư liệu Huy Thư.
Du khách về thăm quê Bác. Ảnh tư liệu Huy Thư.

Năm 1976, đồng chí Trường Chinh lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp của Quốc hội đã dành thời gian để về thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tận mắt được nhìn thấy những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Bác ở một làng quê bình dị, đồng chí Trường Chinh đã rất xúc động không giấu nổi cảm xúc của mình. Những kỷ niệm về Bác dường như đang sống dậy trong khoảnh khắc đó. Ông đã dành thời gian tham quan và thắp hương tại nhà tưởng niệm Bác và thăm Bảo tàng Kim Liên (tên gọi hồi đó).

Để lưu giữ tình cảm, đồng chí đã trồng cây đa lưu niệm trong khu bảo tàng. Lúc bấy giờ cây đa chỉ với đường kính 10cm. Đến dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Bác, cổng bảo tàng đã được mở ngay trước cây đa, đúng như bây giờ (trước đó cổng bảo tàng mở phía đông). Không biết vô tình hay hữu ý, vị trí cây đa trở nên rất đẹp, là điểm nhấn của Bảo tàng Kim Liên. Trước khi vào thăm khu trưng bày (tên gọi sau này) và thắp nén hương trước anh linh Bác, du khách có thể dừng chân trước cây đa cổ thụ sừng sững, tính đến nay đã hơn 44 tuổi để lưu lại hình ảnh tổng quan cả Khu trưng bày và nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cây đa 44 năm tuổi được đồng chí Trường Chinh trồng
Cây đa được đồng chí Trường Chinh trồng năm 1976 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên. Ảnh: Đào Tuấn 

Điều muốn nói là tại sao đồng chí Trường Chinh lại chọn trồng cây đa? Phải chăng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt, cây đa như một biểu tượng mạnh mẽ, khát vọng vươn lên ở mỗi làng quê truyền thống.

Ý nghĩa đầu tiên là sự trường tồn, sức sống dẻo dai của nó. Cây cao bóng cả, vươn cành xòe lá tỏa bóng mát một khoảng không gian rộng. Hàng ngày hàng trăm đoàn khách hành hương về thăm quê Bác, ai ai cũng muốn ghé lại một chút bên gốc đa này vừa nghỉ chân, thư thái trò chuyện, cảm nhận không gian thanh bình của miền quê bình dị vẫn còn đậm nét cổ xưa và lưu lại những bức hình tuyệt đẹp bên gốc đa rộng lớn này.

Đến Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, từ xa ai cũng nhìn thấy cây đa cao vững vàng chứng kiến bao đổi thay của khu di tích, của quê hương Bác và của đất nước Việt Nam. Sức sống dẻo dai của gốc đa làm cho Khu Di tích này trở nên linh thiêng, bền vững và tỏa sáng hơn.

Với sự khắc nghiệt của thời tiết, quá trình tu bổ, cải tạo cảnh quan đã nhiều lần ảnh hưởng đến cây đa, nhưng với sự chăm sóc tận tình của một số chuyên gia nông nghiệp, cây đa lại vươn mình và tràn đầy nhựa sống. Phải chăng sức sống dẻo dai của nó giống như dân tộc Việt Nam, nhẫn nại oằn mình trước cuồng phong bão lớn để khi gió yên trời lặng lại vươn mình, cứng cáp và mạnh mẽ hơn.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn). Ảnh: Đào Tuấn
Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn). Ảnh: Đào Tuấn

Mặc cho sự thay đổi của thời gian, đến với Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên hôm nay, du khách và bà con xa gần vẫn được đắm mình trong không gian văn hóa của một làng quê yên bình với khát vọng vươn lên. Khu di tích này được bao bọc bởi các ngôi làng xung quanh với những lũy tre xanh, thấp thoáng những mái nhà mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Những thảm cỏ xanh mướt, ngắm những chùm hoa rực rỡ sắc màu, và tiếng chim hót rộn rã như đưa mọi người quay về thế giới tuổi thơ của vị Cha già dân tộc.

Đã hơn 60 năm hình thành và phát triển, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên không chỉ nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương Người, mà còn là một điểm đến hấp dẫn - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng cho thế hệ trẻ, hội tụ trái tim, tình cảm của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá con người Nghệ An thân thiện, mến khách, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Và trong không gian cảnh quan ấy, cây đa đã phát triển cùng sự phát triển của Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên. Một biểu tượng cho sức mạnh bền bỉ và khát vọng vươn lên của mảnh đất Kim Liên trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.