Chuyện về cây mít hơn 130 năm tuổi ở quê ngoại Bác Hồ

Phan Thị Quý (Cán bộ thuyết minh Khu Di tích Kim Liên)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ai đã từng một lần về thăm quê Bác đều rất ấn tượng khi được tận mắt nhìn ngắm, chiêm ngưỡng cây mít cổ thụ hơn 130 tuổi gắn bó với tuổi thơ của Bác được trồng phía sau ngôi nhà chính trong khuôn viên gia đình cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác Hồ). Giờ đây, hình ảnh ấy đã đi vào ký ức của mỗi người với sự tiếc nuối khôn nguôi... Câu chuyện kể của chị Phan Thị Quý - Cán bộ thuyết minh Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên sẽ giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hay về cây mít đặc biệt này.
Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-1
Ngôi nhà của cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại Bác Hồ). Ảnh: Quốc Sơn

Đó là cây mít mật, thân cây khá to, gốc sần sùi. Cây tỏa bóng mát một góc nhà và cả trước sân gian nhà thờ họ Hoàng Xuân. Mỗi lần mít chín thơm, chúng tôi thường hái và dâng lên bàn thờ cúng các cụ tổ tiên dòng họ Hoàng Xuân và ông, bà ngoại Bác Hồ với sự biết ơn sâu sắc. Những năm gần đây cây bị lão hóa, quả thưa dần và có mùa cây không còn ra quả nữa. Thân cây bị mục dần, lá ngày càng ít đi. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên đã mời nhiều chuyên gia về cây trồng tìm cách khắc phục, giữ lại gốc mít già nhưng đã không cứu được.

Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-2
Gốc mít khi còn sống. Ảnh tư liệu

Tính đến tháng 4/2020, theo hồ sơ di tích được lưu giữ tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, cây mít này đã hơn 130 tuổi, nghĩa là cây mít có trước khi Bác ra đời (1890). Đây cũng là cây duy nhất còn lại kể từ thời Bác còn sống. Thời gian Bác sống ở mảnh đất Hoàng Trù cùng với ông, bà ngoại, bố mẹ, anh chị và dì An (Hoàng Thị An - em gái bà Hoàng Thị Loan), Bác thường cùng anh, chị của mình vui đùa, trò chuyện bên gốc mít phía sau ngôi nhà chính. Một không gian yên bình, mát mẻ lưu giữ những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ Bác.

Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-3
Ngôi nhà nơi Bác Hồ và các anh, chị mình cất tiếng khóc chào đời và sống những năm tháng tuổi thơ cùng với gia đình ông, bà ngoại. Ảnh: Quốc Sơn

Năm 1961, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ ra đi tìm đường cứu nước, Bác trở về thăm quê ngoại, thắp hương cho ông bà, tổ tiên, thăm những kỷ vật trong ngôi nhà của ông, bà ngoại và của gia đình mình, những kỷ niệm tuổi thơ như ùa về trong Bác. Bác rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cây mít ngày xưa của ông, bà ngoại vẫn còn, xúc động Bác nói “Cây mít ngày xưa của ngoại mà nay vẫn còn đây à?” “Cây này ngày trước, quả sai nhiều múi, cùi mỏng nhưng rất ngọt”. Bác nhớ rõ vị ngon ngọt của cây mít quý, nhớ về tuổi thơ của mình đã gắn bó với mảnh vườn bình yên.

Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-4
Bác Hồ về thăm quê hương lần thứ nhất, năm 1957. Ảnh tư liệu

Theo thời gian, phần thân lớn của gốc mít bị gãy, phần thân cây sau này mà mọi người vẫn nhìn thấy chính là chồi mới của của nó vươn lên.

Không hiên ngang như nhiều cây cổ thụ khác, cây mít đứng thu mình ở góc vườn phía sau ngôi nhà cụ Hoàng Xuân Đường. Gốc cành hiền hòa, nhỏ nhẹ và rất đỗi thân thương. Không biết bao nhiêu lần, tôi đã giới thiệu về nó trong sự ngưỡng mộ, quan tâm, tò mò và đầy lòng mến thương của khách thăm quan. Không biết có quá không khi tôi có cảm giác “cụ mít” này như một người bạn già rất đáng kính. Cụ đứng đó, lặng im và lắng nghe chúng tôi kể chuyện về gia đình Bác, đôi khi về những tâm sự cuộc đời, những bí mật thầm kín của một thời thanh xuân. Sẻ chia và đồng cảm cùng chúng tôi vào những ngày hè oi bức, những đợt gió Lào bỏng rát. Có ai đó đã từng nói: “Im lặng cũng là một thứ ngôn ngữ không lời” - có thể nói đó là cái cảm giác ngọt ngào không phải ai cũng cảm nhận được. Phải chăng vì quá yêu quý mà tôi đã nghĩ về “cụ mít” như vậy.

Tôi nghĩ, trong cuộc đời của chúng ta, những điều thân quen luôn là phần quan trọng của ký ức, hoài niệm. Vậy mà tôi thường xuyên được nhìn thấy “cụ mít” suốt 15 năm nay. Giờ đây sự hiện hữu đó không còn nữa, tôi có cảm giác những ngày hè chói chang không còn được xoa dịu bởi những tán lá của gốc mít già. Có một nỗi luyến tiếc và chạnh lòng. Một nỗi nhớ, tiếc thương khôn nguôi mỗi khi tôi đứng tại nơi “cụ mít” đã nảy mầm, đâm chồi, lớn lên, tỏa bóng mát, dâng trái ngọt cho đời.

Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-5
Sau khi chết, phần gốc mít được Ban Quản lý Khu Di tích Kim Liên bảo quản cẩn thận để phục vụ du khách tham quan. Ảnh: Quốc Sơn
Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-6
Phần còn lại của cây mít. Ảnh: Quốc Sơn

Sinh ra và mất đi, sống và chết là quy luật của tạo hóa, cỏ cây, hoa lá cũng vậy, đều có tuổi thọ riêng của nó. Vào tháng 2/2020 cây mít đã chết. Như vậy, cây đã sống hơn 130 năm, quãng thời gian này không phải là ngắn, nhưng những gì ai đã gắn bó vẫn luôn muốn được níu giữ mãi. Và có một điều vô cùng đặc biệt, khiến chúng tôi - những người đã, đang làm việc tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên hết sức ngỡ ngàng, vui mừng khôn xiết, đó là ngay tại gốc mít già vừa lụi tàn mọc lên một cây mít nhỏ. Ai cũng cố gắng chăm sóc cây mít mới mọc với hy vọng, nó sẽ tươi xanh, đâm chồi nảy lộc, đơm hoa, kết trái.

Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-7
Ngay tại vị trí gốc mít cổ thụ từng sống đã mọc lên 1 cây mít mới. Ảnh: Quốc Sơn
Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-8
Cây mít non mọc đúng tại vị trí của cây mít cổ thụ trước kia. Ảnh: Quốc Sơn
Chuyen ve goc mit co thu o que ngoai Bac Ho-hinh-anh-9
Tất cả mọi người đều hy vọng "hậu duệ" của gốc mít cổ thụ sẽ xanh tốt, tỏa bóng mát cho đời. Ảnh: Quốc Sơn

Sau khi gốc mít lụi, Ban Quản lý Khu Di tích Kim Liên đã đào nguyên gốc đặt bên cạnh gian thờ của dòng họ Hoàng Xuân, ngay phía sau ngôi nhà chính của cụ Hoàng Xuân Đường. Và cho dù thời gian trôi đi, muôn lớp cháu con sẽ ghi nhớ, gốc mít như một chứng nhân được nghe thấy tiếng khóc chào đời của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, gốc mít cũng chứng kiến và dõi theo sự lớn lên của cậu học trò nghèo Nguyễn Tất Thành; chứng kiến sự hình thành một nhân cách lớn của quê hương, đất nước - nhân cách Hồ Chí Minh, Người đã làm rạng rỡ non sông Việt Nam./.

tin mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sẽ sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2025

(Baonghean.vn) - Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết khi trả lời chất vấn của ĐBQH tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 18/3. Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/3

(Baonghean.vn) - Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024; Gần 3.000 người tham gia "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân" tỉnh Nghệ An; Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân... là những nội dung chính đăng tải ngày 17/3.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 17/3, sau 3 ngày diễn ra, Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã được bế mạc.

Đoàn đại biểu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND 6 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND 6 tỉnh Bắc Trung Bộ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, chiều 16/3, đoàn đại biểu 6 tỉnh đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và người thân của Người.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/3

(Baonghean.vn) - Hội Báo toàn quốc 2024 tiếp tục diễn ra với vấn đề được báo giới quan tâm; Nghệ An đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV mạch 3; Hợp long cây cầu dài nhất trên Cao tốc Bắc – Nam; Điều tra chiếc ô tô biến mất trong đêm ở thành phố Vinh... là một số nội dung đăng trên baonghean.vn.

Đặc sắc văn hóa Lễ hội Đền Bạch Mã

Đặc sắc văn hóa Lễ hội Đền Bạch Mã

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Bạch Mã (huyện Thanh Chương) được hình thành khoảng 500 năm trước, duy trì đến ngày nay với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Thanh Chương, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.

Báo chí dữ liệu

Báo Nghệ An: Bước chuyển từ báo in truyền thống đến báo chí dữ liệu

(Baonghean.vn) - Ngày 15/3 tại TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chương trình Hội Báo toàn quốc 2024, Diễn đàn Báo chí được Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Đóng góp vào diễn đàn, Báo Nghệ An đã có video trình chiếu với nội dung "Báo Nghệ An: Bước chuyển từ báo in truyền thống đến báo chí dữ liệu".

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/3

(Baonghean.vn) - Hôm nay 15/3, Hội Báo toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều hoạt động ý nghĩa cũng được tổ chức gắn với sự kiện dành cho báo giới Việt Nam. Ngoài ra trên baonghean.vn có nhiều nội dung thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

Khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn Báo chí. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/3

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất dành cho khu kinh tế tại Nghệ An đến năm 2025 đạt gần 80.000 ha; Nghệ An phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng; Tập trung kiểm tra, giám sát chất lượng phục vụ khách du lịch... là những nội dung đăng tải trong ngày 14/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/3

(Baonghean.vn) - Triển lãm "Theo dấu chân Đại tướng" và khánh thành giai đoạn 1 "Không gian trải nghiệm số"; Rao bán trên mạng, khoai lang Anh Sơn "đắt hàng"… là những thông tin nổi bật ngày 13/3.

Gạc Ma - Nơi ấy có bạn tôi!

Gạc Ma - Nơi ấy có bạn tôi!

(Baonghean.vn) - Theo lịch, tôi có mặt tại quân cảng Cam Ranh. Trước giờ lên tàu ít phút danh sách được công bố. Tôi đi trên tàu 571 hướng Bắc. Ôi, vậy là hải trình của chúng tôi sẽ đi qua nơi mà bạn tôi đã hy sinh và nằm lại…

Nghệ An xem xét ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, nhà trường tại các trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghệ An xem xét ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, nhà trường tại các trường phổ thông dân tộc bán trú

(Baonghean.vn) - Các chính sách được xem xét hỗ trợ tập trung vào 2 đối tượng là học sinh bán trú học tại các trường phổ thông và các trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Nghệ An: Thông tin nổi bật 12/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật 12/3

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban với Hiệp hội Doanh nghiệp; Hội nghị Hiệp đồng huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên năm 2024; Triển khai trồng cây chống sạt lở ven sông Lam... là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn ngày 12/3.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Các ngành, địa phương phải chủ động nắm bắt, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Các ngành, địa phương phải chủ động nắm bắt, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung mong muốn các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, doanh nghiệp thẳng thắn trao đổi, phản ánh những vướng mắc, khó khăn; yêu cầu các ngành, địa phương chủ động giải quyết ngay các kiến nghị, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động.