Con dâu phải chăm sóc bố mẹ chồng, thế ai sẽ chăm sóc bố mẹ họ?

Chào mọi người, xem nhiều bài viết của mọi người trên mục tâm sự về cảnh mâu thuẫn nhà chồng và nàng dâu mà tôi thấy kỳ lạ vô cùng. Người ta cứ bắt con dâu có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng, vậy sao không ai nghĩ đến việc con rể cũng phải đối xử, báo hiếu lại bố mẹ vợ?

a
Ảnh minh hoạ

Là phụ nữ sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi, đến khi lấy chồng, sinh con lại càng vất vả hơn. Đã thế ngoài việc phục vụ chồng chăm sóc con cái, họ lại còn có bổn phận phục vụ cả bố mẹ chồng, chăm lo cho cả gia đình nhà chồng…

Kể như có giỗ chạp nhà chồng, phụ nữ đều phải đứng ra lo toan, cáng đáng, nếu có sơ sài hoặc do bận bịu việc gì mà không có mặt ở nhà , chẳng bị cả họ nhà chồng kể tội. Rồi như nhà ở thành phố mà anh em, chú bác nhà chồng ở quê có đến chơi, nhỡ quên không mua vài ba món quà cho họ đem về quê là y như rằng có cái tiếng keo kẹt, bủn xỉn… Tóm lại là con dâu sẽ có nhiều “tội” để kể

Nghĩ cũng buồn cười, những nhà có con trai, sinh con, nuôi con như thế nào thì nhà sinh con gái cũng như vậy, có đứa trẻ nào tự dưng mà lớn rồi trưởng thành, đi học, đi làm, kiếm tiền được đâu. Con trai trưởng thành báo hiếu cha mẹ cho đến những ngày cuối đời, còn con gái chưa làm gì được cho bố mẹ, đi lấy chồng là xác định “mất con” luôn, thậm chí còn phải cho chứ chẳng mong nhận được gì.

Người bố người mẹ nào chẳng mong con cái sống tốt. Bố mẹ có con gái thì chỉ mong gả con vào được một gia đình tử tế, cho con sống sung sướng. Bố mẹ vất vả sinh con, nuôi con khôn lớn bao nhiêu năm, nay phải để con đến ở một gia đình khác. Để con phải xem ngôi nhà xa lạ là nhà mình; phải coi gia đình chồng là gia đình mình; phải chăm sóc bố mẹ chồng như (thậm chí là hơn) bố mẹ mình. Thế, bố mẹ mình ở nhà ai quan tâm?

Không ít người lấy chồng rồi kêu than làm dâu khổ. Ở nhà chẳng phải làm gì, sáng ngủ dậy đã có người nấu cơm; quần áo có người giặt là sẵn chỉ mỗi việc mặc đi học, đi làm; ốm đau có bố mẹ quan tâm, chăm sóc... Vậy mà theo con trai nhà người ta về làm dâu, sáng phải dậy sớm chăm lo cơm nước nhà cửa, tất bật đi làm, tối về tất bật cơm nước hầu hạ bố mẹ chồng, giặt quần áo phục vụ cả nhà nhà, dọn dẹp nhà cửa từ trên xuống dưới ...Thế mà nào có thoải mái gì đâu, đi đâu làm gì cũng phải nhìn sắc mặt những người trong gia đình chồng mà sống. Vợ chồng nào sống riêng còn đỡ, chứ ở chung với bố mẹ chồng thì hầu hết đều gặp cảnh như thế.

a
Ảnh minh hoạ

Còn bố mẹ đẻ của mình, dành nửa đời khỏe mạnh nuôi con gái, nửa đời sau ốm yếu lại tự chăm sóc. Vậy mà cũng có yên thân đâu, nay nhìn con khóc vì bị nhà chồng chèn ép, mai nhìn con khổ sở vì chồng hành hạ, làm cha mẹ nào có thể sống yên mà mặc kệ?

Chẳng thế mà nhiều nhà, sắm sửa mua hết cái này, cái kia cho bố mẹ chồng thì công khai còn vợ muốn chăm lo, giúp đỡ bố mẹ đẻ thì cứ phải lén lút, giấu giếm. Thậm chí có khi bị phát hiện ra là cả nhà chồng đành hanh rằng giấu của cho bố mẹ đẻ.

Chồng kiếm được tiền, vợ cũng vất vả ngày 8 tiếng đi làm kiếm tiền cơ mà. Mà cho dù vợ không làm ra tiền thì người chồng cũng không có quyền như thế. Cha ông chả nói “Của chồng, công vợ” cơ mà!

Thế mới nói, “muốn nhận được nụ cười, thì hãy cười với người trước đã”. Anh mong được người khác đối xử tử tế với mình thì mình cũng phải đối tốt với người ta trước. Chồng trước khi muốn vợ đối xử với bố mẹ mình tử tế thì cũng đừng quên quan tâm bố mẹ vợ như quan tâm bố mẹ mình. Họ dứt ruột gả con đi chứ không ai cho không hoặc bán con cả.

Tôi viết ra đôi dòng này chỉ mong các anh chồng hãy xem xét lại bản thân mình chứ không có ý rằng, con dâu không cần phải chăm sóc bố mẹ chồng.

Vợ chồng lấy nhau là để cùng nhau xây dựng tổ ấm, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng đi hết quãng đường đời còn lại. Đàn ông muốn vợ toàn tâm toàn ý cho nhà chồng, phục vụ nhà chồng thì phải quan tâm xem vợ có suy nghĩ gì, khúc mắc gì, đau khổ gì. Bản thân mình, đã bao giờ thật lòng yêu vợ, bao giờ đối xử tử tế với bố mẹ vợ mình hay chưa.

Theo Nguoiduatin

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.