Cựu Thủ tướng Nhật Bản: "Sức mạnh hạt nhân không hề an toàn và rất tốn kém"

(Baonghean.vn) - Ông Naoto Kan - người từng giữ cương vị Thủ tướng Nhật Bản trong thảm họa Fukushima năm 2011, cảnh báo về kế hoạch hạt nhân của Anh.
Cựu Tổng thống Nhật Bản Naoto Kan không ủng hộ kế hoạch hạt nhân, nhất là sau thảm họa Fukushima 5 năm về trước
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan không ủng hộ kế hoạch hạt nhân, nhất là sau thảm họa Fukushima 5 năm về trước.
“Năng lượng hạt nhân là rất không an toàn và tốn kém ở bất cứ căn cứ hạt nhân nào trên thế giới", ngài cựu Thủ tướng Nhật Bản nói, trong khoảng thời gian xảy ra thảm họa Fukushima.
Trong dịp lễ tưởng niệm 5 năm thảm họa này, cựu Thủ tướng Naoto Kan cho biết ông không ủng hộ ý tưởng những cơ sở sản xuất của Nhật như Hitachi hay Toshiba xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Anh.
Trả lời báo The Guardian, ông Kan cho rằng: “Năng lượng hạt nhân không an toàn một chút nào. Trong trường hợp xấu nhất có thể có tới 50 triệu người phải di tán. Năng lượng hạt nhân cũng không phải là một công nghệ thích hợp, năng lượng có thể tái tạo mới là sự lựa chọn khôn ngoan hơn”
Vị cựu Thủ tướng kiên quyết rằng, ông không phải có ý bảo những quốc gia khác như Anh phải làm gì, mà ông chỉ làm rõ rằng ông không ủng hộ ý tưởng những lò phản ứng xuất hiện trở lại ở Nhật Bản.
Ông đưa ra lời cảnh báo ngay khi kế hoạch hạt nhân của Anh đang tạm hoãn bởi sự chậm trễ trong dự án EDF Năng lượng Hinkley điểm C ở Somerset và những lo ngại về khả năng tài chính của dự án.
Trong khi công ty EDF của Pháp đang trong kế hoạch Hinkley, Hitachi và Toshiba đã có những ý tưởng tương tự khi phát triển những lò phản ứng mới ở Wylfa vùng Anglesey, Oldbury vùng Nam Gloicestershire và Sellafield ở Cumbria.
Trái ngược với quan điểm của ông Naoto Kan, ông Tom Greatrex, ủy viên của nhóm vận động hành lang nguyên tử ở Anh, thuộc Liên hiệp công nghiệp hạt nhân cho biết, ông hoàn toàn không thấy lo ngại về vấn đề an toàn của Hinkley và những lò phản ứng khác ở Anh vì tất cả đều đã thông qua những xem xét, điều lệ chặt chẽ nhất của Anh.
“Quá trình đánh giá thiết kế của lò phản ứng đã được thực hiện theo một cách khác ở Anh và mang đến sự tự tin rằng lò phản ứng sẽ rất an toàn và chúng ta sẽ được kiểm chứng điều đó.”
Khi được hỏi về quan ngại của ngài Kan, Greatrex nói: “Từ lúc đó (thảm họa Fukushima), 4 lò phản ứng đã có dấu hiệu quay trở lại ở Nhật Bản... sự thật của Fukushima là tất cả những nạn nhân đều bị ảnh hưởng bởi sóng thần và quá trình sơ tán, chứ không phải là do chất phóng xạ bị rò rỉ. Nhìn theo khía cạnh ấy, đó là một thảm họa tự nhiên hơn là một thảm họa nguyên tử.
Một phát ngôn viên đến từ Cục năng lượng và thay đổi khí hậu cũng cho rằng sự an toàn của lò phản ứng ở Anh hoàn toàn trong tầm tay. “Bất kì một cơ sở năng lượng hạt nhân nào được xây dựng ở Anh cũng cần phải tuân theo điều luật an toàn về hạt nhân hàng đầu thế giới của chúng tôi”.
“Chính phủ Anh đang ủng hộ hạt nhân mới. Đó là một phần quan trọng trong kế hoạch của chúng tôi khi muốn mang lại cho những gia đình, những doanh nghiệp một nguồn năng lượng sạch, rẻ và an toàn, nguồn năng lượng mà họ có thể tin dùng bây giờ và cả mai sau.”
Tú Linh
(Theo Guardian)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.