Đặc sắc tượng pháp ở ngôi chùa nghìn năm tuổi

(Baonghean.vn) - Chùa Bà Bụt ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng ở xứ Nghệ. Tại đây còn lưu giữ một hệ thống tượng pháp đa dạng, đặc sắc, trong đó có tượng Phật 12 tay.
Theo truyền thuyết, chùa Bà Bụt (tên chữ là Tiên Tích Tự ) được xây dựng từ thời Lý để thờ đức Phật, đặc biệt là thờ Bà Bụt – người đã giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hiển thánh.
Theo truyền thuyết, chùa Bà Bụt (tên chữ là Tiên Tích Tự) được xây dựng từ thời Lý để thờ Đức Phật, đặc biệt là thờ Bà Bụt – người đã giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hiển thánh.
	Xa xưa, trong khuôn viên chùa rộng 10 mẫu có nhiều công trình, nay còn lại hai công trình cổ là nhà tiền đường và hậu cung
Xa xưa, trong khuôn viên chùa rộng 10 mẫu có nhiều công trình, nay còn lại hai công trình cổ là nhà tiền đường và hậu cung.
Tại chùa, còn lưu giữ được một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác. Được biết, trong những năm chiến tranh, nhiều pho tượng của một số chùa khác quanh vùng cũng được đưa về phối thờ tại đây.
Tại chùa, còn lưu giữ được một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác. Được biết, trong những năm chiến tranh, nhiều pho tượng của một số chùa khác quanh vùng cũng được đưa về phối thờ tại đây.
Trong số tượng cổ này, tượng Phật bà Quan âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là độc đáo nhất được thờ ở vị trí trang trọng trong chùa. Tượng cao khoảng 1,2m, gồm đầu tượng đội mũ hoa, thân tượng tạc theo kiểu ngồi thiền trên tòa sen, đội tượng là một đầu quỷ hình người dữ tơn có 2 cánh tay nâng tòa sen.
Trong số tượng cổ này, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là độc đáo nhất được thờ ở vị trí trang trọng trong chùa. Tượng cao khoảng 1,2m, gồm đầu tượng đội mũ hoa, thân tượng tạc theo kiểu ngồi thiền trên tòa sen, đội tượng là một đầu quỷ hình người dữ tợn có 2 cánh tay nâng tòa sen.
Tượng Phật bà Quan âm 12 tay được xem là một trong  những pho tượng cổ nhất của chùa, phản ánh được sự tích hình thành chùa, cũng như mối quan hệ khăng khít giữa chùa Bà Bụt và đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang ở xã Bồi Sơn.
Tượng Phật bà Quan Âm 12 tay được xem là một trong những pho tượng cổ nhất của chùa, phản ánh được sự tích hình thành chùa, cũng như mối quan hệ khăng khít giữa chùa Bà Bụt và đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang ở xã Bồi Sơn.
Tượng Phật bà có 12 tay, trong đó 8 tay (mỗi bên 4 tay) giơ lên cao, 2 tay đan chéo trước bụng, theo kiểu ngồi thiền và 2 tay để ngửa hai bên, chỉ ra. So với một số pho tượng cổ nhiều tay ở các chùa trong tỉnh, bố cục, cấu trúc của tượng Phật bà Quan âm 12 tay ở chùa Bà Bụt khá độc đáo, tuy nhiên trình độ, nghệ thuật tạc tượng ít nhiều  còn có mặt hạn chế.
Trên thân tượng Phật bà có 12 tay, trong đó 8 tay (mỗi bên 4 tay) giơ lên cao, 2 tay đan chéo trước bụng, theo kiểu ngồi thiền và 2 tay khép hờ hai bên, chỉ. So với một số pho tượng cổ nhiều tay ở các chùa trong tỉnh, bố cục, cấu trúc của tượng Phật bà Quan Âm 12 tay ở chùa Bà Bụt khá đặc biệt.
Cũng trên bàn thờ chính, ngay trước pho Pho tượng Phật bà Quan âm 12 tay là pho tượng Phật sơ sinh đứng trên đài sen bao quanh là vòng cửu long. Đây cũng được cho là một pho tượng cổ đẹp, độc đáo của chùa.
Cũng trên bàn thờ chính, ngay trước pho tượng Phật bà Quan Âm 12 tay là pho tượng Phật sơ sinh đứng trên đài sen bao quanh là vòng cửu long với 9 con rồng đang phun nước. Đây cũng được cho là một pho tượng cổ đẹp, độc đáo của chùa.
Ngoài ra, trong chùa còn thờ nhiều pho tượng cổ mang nét đẹp đặc trưng của tượng Phật truyền thống, đó là những tượng Phật ngồi thiền định trên tòa sen, tóc quăn, khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu…
Ngoài ra, trong chùa còn thờ nhiều pho tượng cổ mang nét đẹp đặc trưng của tượng Phật truyền thống, đó là những tượng Phật ngồi thiền định trên tòa sen, tóc quăn, tai dài, khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu…
Chùa Bà Bụt là nơi hội tụ tượng pháp của nhiều đền, chùa quanh vùng, do đó trong chùa còn có tượng thần, thánh, tổ sư… Tượng thần thánh mang tính chân dung, hiện thực, đặc biệt chú trọng đến thần thái biểu cảm của của từng nhân vật. Một số tượng thờ được điêu khắc nổi trên một mặt phẳng gỗ.
Chùa Bà Bụt là nơi hội tụ tượng pháp của nhiều đền, chùa quanh vùng, do đó trong chùa còn có tượng thần, thánh, tổ sư… Tượng thần thánh mang tính chân dung, hiện thực, đặc biệt chú trọng đến thần thái biểu cảm của từng nhân vật. Một số tượng thờ được điêu khắc nổi trên một mặt phẳng gỗ.
Với lịch sử lâu đời và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng, điểm đến chiêm bái, tham quan hấp dẫn ở xứ Nghệ.
Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng ở xứ Nghệ - điểm đến chiêm bái, tham quan hấp dẫn của phật tử và du khách.

tin mới

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.