Đô Lương hướng đích thị xã trước năm 2030

Hoàng Văn Hiệp - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn)- Ngày 15/11/2023, đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1370/QĐ-TTg công nhận huyện Đô Lương đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Thành quả ấy là động lực để địa phương phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030.

bna-mot-goc-thi-tran-do-luong-anh-quang-dung-3937.jpg
Một góc thị trấn Đô Lương. Ảnh: Quang Dũng

Được công nhận huyện nông thôn mới, Đô Lương cùng chung nhận thức: Đó là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành và sự đoàn kết, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là của người dân.

Xác định rõ xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Đô Lương đã ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề. Thành lập, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo của huyện phụ trách từng xã và thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 Trung ương hỗ trợ năm 2023 với kinh phí 25,051 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng, huyện Đô Lương đã phân bổ hỗ trợ 17.662 tấn xi măng cho các xã làm đường giao thông nông thôn (trong đó, 6.000 tấn xi măng tỉnh hỗ trợ theo chỉ tiêu năm 2023 và 11.662 tấn xi măng ngân sách huyện đã hỗ trợ). Hỗ trợ 350 triệu đồng cho 7 xã xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để mua cây xanh, hoa trồng tại 7 xóm được chọn xây dựng mô hình “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”…

Giai đoạn 2011-2022, huyện Đô Lương đã huy động nguồn vốn “làm” NTM với tổng số tiền: 5.513.490 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước: 2.033.405 triệu đồng, chiếm 36,88 %; Vốn vay tín dụng: 1.973.876 triệu đồng, chiếm 35,8%; Vốn doanh nghiệp hỗ trợ: 252.374 triệu đồng, chiếm 4,57 %. Vốn dân đóng góp: 1.253.836 triệu đồng, chiếm 22,74%.

bna-cac-dong-chi-lanh-dao-huyen-do-luong-tham-mo-hinh-trong-chanh-khong-hat-tai-xa-thuan-son-anh-hoang-vinh-1701.jpg
Các đồng chí lãnh đạo huyện Đô Lương thăm mô hình trồng chanh không hạt tại xã Thuận Sơn. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Chủ đầu tư đã lựa chọn các công trình, dự án nhằm đạt mục tiêu hoàn thành và nâng cao mức chuẩn các tiêu chí NTM, trong đó, ưu tiên thực hiện xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, đường giao thông, cơ sở hạ tầng thiết chế văn hóa, thể thao ở xóm, các trường học, trạm y tế chưa đạt chuẩn, nước sạch và vệ sinh môi trường và hạ tầng xã hội khác... Đến nay, huyện Đô Lương không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Với sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là của người dân, đến năm 2022, huyện Đô Lương có 32/32 xã đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 100%, trong đó, có 7 xã đạt chuẩn giai đoạn 2014-2015 là Thịnh Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Hòa Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thượng Sơn); 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Yên Sơn); 1/1 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Cùng với đó, huyện chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao (giai đoạn 2014-2021) tổ chức rà soát, thực hiện đầy đủ các nội dung, tiêu chí… nên đến hết năm 2022, có 5/32 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tỷ lệ 15,626%).

bna-dl-5219.jpg
Khu đô thị mới ở Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện NTM, huyện Đô Lương đã thực hiện đạt 9/9 (tỷ lệ 100%) tiêu chí, đó là về Quy hoạch (tiêu chí số 1); Giao thông (tiêu chí số 2); Thủy lợi và phòng, chống thiên tai (tiêu chí số 3); Điện (tiêu chí số 4); Y tế - Văn hóa - Giáo dục (tiêu chí số 5); Kinh tế (tiêu chí số 6); Môi trường (tiêu chí số 7); Chất lượng môi trường sống (tiêu chí số 8) và An ninh, trật tự - Hành chính công (tiêu chí số 9).

bna-2-6717.jpg
Chỉnh trang khuôn viên tại trụ sở làm việc ở Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng NTM và phấn đấu xây dựng huyện Đô Lương thành huyện có kết cấu hạ tầng cơ bản hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, tiến bộ, phấn đấu huyện trở thành thị xã trước năm 2030, thời gian tới, huyện Đô Lương tập trung vào 10 giải pháp, đó là:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng NTM với phương thức, cách tiếp cận mới, phát huy vai trò chủ thể của người dân…

Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn; Phát triển giáo dục, đào tạo, y tế; Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa - xã hội; Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự; tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại;

Tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy, tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình NTM từ huyện đến cơ sở; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến xã, xóm; Cơ chế chính sách huy động nguồn lực; Xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

tin mới

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

Nhà ga, sân bay ở Nghệ An tấp nập trong kỳ nghỉ lễ

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 kéo dài 5 ngày nên nhiều người dân trở về quê Nghệ An để nghỉ lễ; bên cạnh đó, Nghệ An cũng là địa phương được nhiều du khách lựa chọn làm điểm nghỉ dưỡng nên hành khách tại nhà ga, sân bay đã đông đúc.

Giá vàng

Giá vàng tăng vọt; Dầu thô sát mốc 90 USD/thùng

(Baonghean.vn) -Giá vàng tăng vọt cả 2 chiều mua và bán; USD thế giới bất ngờ tăng mạnh; Dầu tiếp đà tăng giá, sát mốc 90 USD/thùng; Cà phê tăng mạnh lên mốc kỷ lục mới, là những thông tin thị trường cập nhật sáng 27/4.

Đường Quang Trung xưa

Ngắm những hình ảnh về thành Vinh xưa và nay nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày tái thiết

(Baonghean.vn) - Mặc dù bị tàn phá sau chiến tranh, tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Nhà nước và Nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức, TP.Vinh đã dần được xây dựng lại. Ngày 1/5/1974, công trình xây dựng khu Quang Trung chính thức được khởi công, đánh dấu sự khởi đầu quá trình tái thiết thành phố.