Đổi mới phương pháp giảng dạy ở Nghĩa Đàn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ngành Giáo dục huyện Nghĩa Đàn đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, nâng chất lượng dạy và học một cách toàn diện. Cùng đó, ngành huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo tốt cho công tác dạy học.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Bước vào không gian Trường Tiểu học Nghĩa Hội, xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, điều chúng tôi ấn tượng nhất là không gian thư viện xanh của trường. Khoảng sân rộng với nhiều cây xanh được thiết kế mở để học sinh vừa vui chơi, vừa có thể đọc sách, báo vào đầu buổi học và thời gian giải lao giữa các tiết học. Mô hình này được nhà trường xây dựng từ năm học 2017-2018, trở thành một không gian lý tưởng cho học sinh vui chơi, giải trí, góp phần lan tỏa văn hóa đọc. Đây là một trong những đổi mới về phương pháp dạy học gắn với rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh.

Không gian Thư viện xanh tại Trường Tiểu học Nghĩa Hội. Ảnh: Ngân Hạnh

Không gian Thư viện xanh tại Trường Tiểu học Nghĩa Hội. Ảnh: Ngân Hạnh

Trường Tiểu học Nghĩa Hội còn chú trọng đầu tư trang thiết bị dạy học. Với nguồn ngân sách được hỗ trợ kết hợp với kinh phí tiết kiệm, huy động xã hội hóa, năm học 2020-2021 (năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), nhà trường đã trang bị 16 ti vi thông minh để phục vụ giảng dạy ở 16 lớp học.

Cô Hoàng Thị Chi Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Hội cho biết: “Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư nên cơ sở vật chất ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu dạy học. Từ chỗ nâng cao vật chất, học sinh với nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo đã gắn bó hơn với trường lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường luôn ý thức nâng cao nghiệp vụ, đổi mới giáo dục trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm để nâng chất lượng toàn diện… Những chuyển biến của nhà trường được nhân dân và các bậc phụ huynh tin tưởng, ủng hộ”.

Các lớp học tại Trường Tiểu học Nghĩa Hội đều được trang bị ti vi thông minh. Ảnh: Ngân Hạnh

Các lớp học tại Trường Tiểu học Nghĩa Hội đều được trang bị ti vi thông minh. Ảnh: Ngân Hạnh

Hệ thống các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn luôn nỗ lực huy động nguồn lực, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Theo đó, 100% lớp 1, lớp 2 có đủ đồ dùng dạy học tối thiểu và ti vi kết nối mạng; 17 trường có 100% lớp học được lắp đặt ti vi thông minh (trong đó, có 284/414 lớp học được lắp đặt ti vi thông minh kết nối mạng từ nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh); 100% trường có phòng học ngoại ngữ; có 8 khối công trình mới được hoàn thiện đưa vào sử dụng. Hạ tầng thiết bị khá đồng bộ, giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, ứng dụng công nghệ trong dạy và học.

Tăng cường các hoạt động trải nghiệm

Đều đặn mỗi chiều thứ Năm hàng tuần, cô giáo Cao Thị Liên cùng học sinh trong Câu lạc bộ Tiếng Anh của Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn lại tổ chức gặp gỡ. Nội dung sinh hoạt lồng ghép nhiều chủ đề khác nhau, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, các vấn đề xã hội… “Việc sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh vừa nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, vừa tạo môi trường giao lưu, bổ sung kiến thức cho học sinh. Qua đó, các bạn góp phần lan tỏa phong trào học Tiếng Anh trong nhà trường cũng như xã hội”, cô Cao Thị Liên cho biết.

Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh của Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn. Ảnh: Ngân Hạnh

Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh của Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn. Ảnh: Ngân Hạnh

Qua trao đổi, cô giáo Quế Thị Oanh - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn chia sẻ: “Chúng tôi đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức học tập, tăng cường các hoạt động trải nghiệm và hướng dẫn học sinh tự học. Hiện nay, trường đã thành lập được các Câu lạc bộ Tiếng Anh, văn nghệ, thể thao,… để học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng cá nhân”. Từ đầu năm học 2021 - 2022, Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn được UBND huyện chọn làm điểm triển khai Đề án "Xây dựng trường trung học cơ sở trọng điểm chất lượng cao của huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030". Đó là tiền đề để nhà trường tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Trong bối cảnh thừa - thiếu giáo viên cục bộ, nhưng ngành Giáo dục Nghĩa Đàn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, phòng, ngành cấp huyện, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân. Những yếu tố đó cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã giúp ngành Giáo dục Nghĩa Đàn đạt nhiều kết quả quan trọng trong năm học 2021 - 2022, tiếp tục được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ghi nhận là đơn vị xuất sắc”.

Một tiết học tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn. Ảnh: Ngân Hạnh

Một tiết học tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Nghĩa Đàn. Ảnh: Ngân Hạnh

Thời gian tới, thầy Nguyễn Văn Hùng cho biết, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; ổn định quy mô trường lớp, nâng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, nâng chất lượng toàn diện của ngành Giáo dục./.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.