Gian bếp thiêng - nơi đánh dấu sự trưởng thành của đàn ông Khơ mú

(Baonghean.vn) - Đối với nhiều dân tộc, bàn thờ là nơi quan trọng nhất của ngôi nhà, song đối với cộng đồng người Khơ mú ở Nghệ An, căn bếp là góc “bất khả xâm phạm”. Bởi đây được xem là nơi linh thiêng nhất, nơi lưu giữ hồn vía của người đã khuất và là nơi ghi dấu sự trưởng thành của người đàn ông.
Cộng đồng người Khơ mú ở Nghệ An sinh sống rải rác ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy. Tuy nhiên trong đời sống tinh thần, cộng đồng này vẫn còn lưu giữ được nhiều phong tục mang đậm bản sắc văn hóa. Ảnh: Đào Thọ
Cộng đồng người Khơ mú ở Nghệ An sinh sống rải rác ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy. Tuy nhiên trong đời sống tinh thần, cộng đồng này vẫn còn lưu giữ được nhiều phong tục mang đậm bản sắc văn hóa. Ảnh: Đào Thọ
Một trong những phong tục ấy chính là việc lưu giữ căn bếp thiêng, nơi đánh dấu sự trưởng thành của một người đàn ông Khơ mú. Ảnh: Đào Thọ
Một trong những phong tục ấy chính là việc lưu giữ căn bếp thiêng, nơi đánh dấu sự trưởng thành của một người đàn ông Khơ mú. Ảnh: Đào Thọ
Một người đàn ông khi trưởng thành phải làm thịt một con trâu cúng sau đó được ngăn ra một gian bếp thiêng để chứng tỏ rằng mình đã đủ vững vàng làm chủ gia đình. Ảnh: Đào Thọ
Một người đàn ông khi trưởng thành phải làm thịt một con trâu cúng sau đó được ngăn ra một gian bếp thiêng để chứng tỏ rằng mình đã đủ vững vàng làm chủ gia đình. Ảnh: Đào Thọ
Từ đó, mỗi năm, gia chủ phải làm thịt một con gà để cúng và lấy lông đuôi của nó gắn lên bếp. Điều đặc biệt hơn, các lông đuôi của các con gà này phải bằng nhau để chứng tỏ được tấm lòng mình qua thời gian không bao giờ thay đổi. Ảnh: Đào Thọ
Từ đó, mỗi năm, gia chủ phải làm thịt một con gà để cúng và lấy lông đuôi của nó gắn lên bếp. Điều đặc biệt hơn, các lông đuôi của các con gà này phải bằng nhau để chứng tỏ được tấm lòng mình qua thời gian không bao giờ thay đổi. Ảnh: Đào Thọ
Phía dưới là các vật dụng để đựng đồ cúng trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: Đào Thọ
Phía dưới là các vật dụng để đựng đồ cúng trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: Đào Thọ
Bầu nước trong bếp thiêng là vật dụng được dùng để lấy nước tinh khiết cúng tổ tiên. Ảnh: Đào Thọ
Bầu nước trong bếp thiêng là vật dụng được dùng để lấy nước tinh khiết cúng tổ tiên. Ảnh: Đào Thọ
Trong căn bếp thiêng này được đặt một chiếc giường. Chiếc giường này chỉ có gia chủ và các con trai được sử dụng còn những người khác không được đụng đến khi chưa có sự đồng ý của gia chủ. Ảnh: Đào Thọ
Trong căn bếp thiêng này được đặt một chiếc giường. Chiếc giường này chỉ có gia chủ và các con trai được sử dụng còn những người khác không được đụng đến khi chưa có sự đồng ý của gia chủ. Ảnh: Đào Thọ
Ông Cụt Phò Bún ở bản Na Bè (xã Xá Lượng, Tương Dương) cho biết: Căn bếp thiêng này chỉ mỗi lần thực hiện các nghi lễ cúng bái mới cho người ngoài được phép bước chân vào. Ngoài những ngày trên, không ai được phép xâm phạm bởi đây là chốn linh thiêng thờ cúng linh hồn người đã khuất của cộng đồng Khơ mú. Ảnh: Đào Thọ
Ông Cụt Phò Bún ở bản Na Bè (xã Xá Lượng, Tương Dương) cho biết: Căn bếp thiêng này chỉ mỗi lần thực hiện các nghi lễ cúng bái mới cho người ngoài được phép bước chân vào. Ngoài những ngày trên, không ai được phép xâm phạm bởi đây là chốn linh thiêng thờ cúng linh hồn người đã khuất của cộng đồng Khơ mú. Ảnh: Đào Thọ
Bên cạnh căn bếp thiêng là gian bếp nhỏ để nấu nướng của người Khơ mú. Tuy nhiên, căn bếp này cũng chỉ được đỏ lửa mỗi dịp có lễ nghi quan trọng. Ảnh: Đào Thọ
Bên cạnh căn bếp thiêng là gian bếp nhỏ để nấu nướng của người Khơ mú. Tuy nhiên, căn bếp này cũng chỉ được đỏ lửa mỗi dịp có lễ nghi quan trọng. Ảnh: Đào Thọ
Những người chưa đủ điều kiện làm lễ trưởng thành cũng có một gian bếp riêng. Tuy nhiên, gian bếp này không được ngăn tách biệt và phong tục thờ cúng cũng đơn sơ hơn. Ảnh: Đào Thọ
Những người chưa đủ điều kiện làm lễ trưởng thành cũng có một gian bếp riêng. Tuy nhiên, gian bếp này không được ngăn tách biệt và phong tục thờ cúng cũng đơn sơ hơn. Ảnh: Đào Thọ
Ở gian bếp này cũng được trưng bày các lễ vật mang ý nghĩa tượng trưng rằng: Con cháu hứa hẹn trong tương lai sẽ cố gắng chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để giết trâu cho lễ ngăn bếp. Ảnh: Đào Thọ
Ở gian bếp này cũng được trưng bày các lễ vật mang ý nghĩa tượng trưng rằng: Con cháu hứa hẹn trong tương lai sẽ cố gắng chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để giết trâu cho lễ ngăn bếp. Ảnh: Đào Thọ
Những lễ nghi quan trọng của người Khơ mú đều được diễn ra ở căn bếp thiêng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhờ sự tuyên truyền của các cấp chính quyền, nhiều thủ tục cúng bái của cộng đồng này cũng đã hạn chế được sự tốn kém, lãng phí. Ảnh: Đào Thọ
Những lễ nghi quan trọng của người Khơ mú đều được diễn ra ở căn bếp thiêng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhờ sự tuyên truyền của các cấp chính quyền, nhiều thủ tục cúng bái của cộng đồng này cũng đã hạn chế được sự tốn kém, lãng phí. Ảnh: Đào Thọ

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.