Hạn hán ở Nghệ An: Đào sâu 60 m vẫn chưa có nước sinh hoạt

(Baonghean.vn) - Thời tiết nắng nóng kéo dài, không những ảnh hưởng đến sản xuất, mà còn làm cho gần 2.000 hộ dân ở xã vùng núi Nghi Văn (Nghi Lộc - Nghệ An) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Vì vậy, nhiều hộ thuê máy khoan giếng sâu xuống lòng đất 60m hoặc phải bán cả con bò duy nhất để có tiền khoan giếng nhưng nguồn nước vẫn khan hiếm. 

a
Tổ thợ đang đào giếng ở xóm 2 Nghi Văn, khoan hơn  40 m nhưng vẫn chưa có nước.

Dưới cái nắng như đổ lửa chúng tôi về xã Nghi Văn (Nghi Lộc) -  một địa phương đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Cũng như nhiều hộ dân khác trong xã, do nắng hạn kéo dài đã khiến gia đình chị Nguyễn Thị Thơm xóm 20 lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Để đối phó tình trạng này, gia đình chị Thơm phải bán 1 con bò - tài sản có giá trị nhất trong gia đình để lấy tiền thuê thợ khoan giếng tìm nguồn nước.

"Gia đình tôi trước đã có 1 giếng khoan rồi nhưng hơn 1 tháng nay phải đi xin nước để nấu cơm. Nhưng hiện nay nguồn nước trong xóm đã cạn, do đó vợ chồng trăn trở mãi rồi phải quyết định phải bán bò để lấy tiền khoan giếng. Để khoan giếng, chúng tôi chi trên 16 triệu" - Chị Thơm cho biết. 

Tuy nhiên, nhiều hộ dân đã phải bỏ gần 20 triệu đồng để đào giếng, khoan giếng sâu hơn 60 mét, nhưng vẫn không có lấy một giọt nước để dùng. Anh Nguyễn Như Hải xóm 2 là một ví dụ, anh Hải cho biết: "Gia  đình vừa đào giếng 25 mét nhưng không có nước, do đó tiếp tục thuê thợ  khoan giếng, hôm nay là ngày khoan thứ 6 rồi, các thợ khoan cả ngày cả đêm mới được 40 mét nhưng vẫn chưa có lấy một giọt nước. Khoan lên toàn là đá cứng. Cho nên chúng tôi rất lo không biết đến độ sâu 60 mét có nước không (?)".

Còn đối với gia đình chị Hoàng Thị Ái ở xóm 13, mới đào giếng có độ sâu 25 mét, tuy nhiên chắt cả ngày chỉ tạm đủ nước nấu ăn, còn mọi sinh hoạt như tắm, giặt phải đi hơn 1 km mới có nước để giặt.

a
Gia đình anh Nguyễn Như Hải xóm 2 Nghi Văn - Nghi Lộc khoan giếng  hàng chục mét nhưng không có nước đành bỏ dở. Chi phí khoan giếng hết 20 triệu đồng.

Hiện trên địa bàn xã Nghi Văn các hệ thống giếng khoan, giếng đào cũ năm trước đang cạn kiệt nguồn nước. Do vậy, gần 2.000 hộ dân, với 9.000 khẩu phải chịu cảnh thiếu nước, nước sinh hoạt không có, hoặc có cũng phập phù không thể đủ dùng.

Các gia đình phải tìm đủ mọi cách để đối phó với tình trạng thiếu nước. Một trong những phương án tạm thời là các gia đình đành phải khoan giếng mới, có độ sâu từ 60 mét trở lên  để tìm nguồn nước. Trung bình chi phí cho mỗi giếng khoan khoảng 17-20 triệu, tùy độ sâu và chất đất của mỗi gia đình.

Anh Ngô Văn Tuấn xóm 8 xã Nghi Yên -  thợ khoan giếng có thâm niên cho biết: “Tôi đi khoan nhiều nơi rồi nhưng chưa có nơi nào khát nước như ở Nghi Văn, khoan xuống độ sâu 60 m mà vẫn thấy toàn đá. Anh em chúng tôi có hôm cũng kiệt sức. May mắn có nhà khoảng 40 mét thì có nước”.

a
Giếng đào sâu 40 m vẫn chưa có nước

Ông Cao Cự Đăng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Văn (Nghi Lộc) cho biết: "Trước tình hình khô hạn, xã đã tuyên truyền vận động bà con chia sẻ với nhau, tiết kiệm nước. Nhà nào có điều kiện hơn chia sẻ nhà khó khăn. Điều lo lắng là nước ở hồ đập giành cho trâu bò uống cũng đang cạn dần".

Bà Nguyễn Thị Tuyến - Xóm 20 chia sẻ: "Gia đình tôi rất may mắn vừa khoan 38 mét đã trúng mạch cho nên có nước dùng. Do đó, hàng ngày chúng tôi chia sẻ nguồn nước đó cho 3 hộ dân xung quanh và lấy đó làm niềm vui để thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm".

c
Chị Nguyễn Thị Thơm (xóm 20) phải bán con bò duy nhất để  khoan giếng nhưng vẫn không có nước, hàng ngày chị phải đi xin nước để sinh hoạt.

Nắng hạn đang găy gắt, nguồn nước càng khan hiếm. Vì vậy, hy vọng về một nguồn nước sạch ổn định từ hồ đập lớn hoặc nhà máy nước sạch đến với các xã vùng cao Nghi Lộc trong đó có xã Nghi Văn là điều người dân đang khao khát nhiều năm nay.

a
Những hòn đá lấy từ độ sâu 50 m do tổ khoan giếng khoan được.

                                                                                      Thu Hiền

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.