Hành trình tìm hài cốt liệt sỹ của những người lính trên đất bạn Lào

(Baonghean.vn) - Mùa khô ở bên Lào thời tiết rất khắc nghiệt. Ban ngày nóng đến bỏng rát nhưng đêm đến lại lạnh thấu xương. Để tìm ra dấu vết nơi đồng đội ngã xuống cách nay hàng nửa thế kỷ, các chiến sỹ phải mò mẫm dựng lán ngủ trong rừng suốt nhiều ngày đêm.
Thành lập từ năm 1984, Đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự Nghệ An) được giao nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt các Chuyên gia, Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở 3 tỉnh Xiangkhouang, Vientiane và Xaysomboun. Đây là những tỉnh có địa hình phức tạp, phần lớn các khu vực chôn cất liệt sỹ đều nằm trong rừng sâu, để tìm kiếm và quy tập hài cốt, những chiến sỹ làm nhiệm vụ này thường phải băng rừng, lội suối trong nhiều ngày liền. Ảnh: TH ảnh 1
Thành lập từ năm 1984, Đội tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ (Bộ Chỉ huy Quân sự Nghệ An) được giao nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt các Chuyên gia, Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở 3 tỉnh Xiangkhouang, Vientiane và Xaysomboun. Đây là những tỉnh có địa hình phức tạp, phần lớn các khu vực chôn cất liệt sỹ đều nằm trong rừng sâu, để tìm kiếm và quy tập hài cốt, những chiến sỹ làm nhiệm vụ này thường phải băng rừng, lội suối trong nhiều ngày liền. Ảnh: TH
Theo đội trưởng, trung tá Nguyễn Văn Nam, hiện nay, Đội có gần 100 chiến sỹ. Chịu ảnh hưởng của thời tiết, các chiến sỹ chỉ có thể làm nhiệm vụ vào mùa khô ở đất bạn Lào (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Có những lần, để tìm được hài cốt liệt sỹ, các chiến sỹ này phải băng rừng suốt hai ngày. Ảnh: TH ảnh 2
Theo đội trưởng, trung tá Nguyễn Văn Nam, hiện nay, Đội có gần 100 chiến sỹ. Chịu ảnh hưởng của thời tiết, các chiến sỹ chỉ có thể làm nhiệm vụ vào mùa khô ở đất bạn Lào (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Có những lần, để tìm được hài cốt liệt sỹ, các chiến sỹ này phải băng rừng suốt hai ngày. Ảnh: TH
Những bữa cơm trong rừng sâu trở nên quá quen thuộc với những chiến sỹ làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Ảnh: TH ảnh 3
Những bữa cơm trong rừng sâu trở nên quá quen thuộc với những chiến sỹ làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Ảnh: TH
"Thủ tục" trước khi đào huyệt, đưa các anh về với quê hương. Để tìm được những hài cốt này, các chiến sỹ thường dựa vào các nguồn tin như sơ đồ nghĩa trang do các đơn vị cung cấp, nguồn tin từ các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất hoặc thân nhân liệt sỹ và nguồn tin từ người dân địa phương. Ảnh: TH ảnh 4
"Thủ tục" trước khi đào huyệt, đưa các anh về với quê hương. Để tìm được những hài cốt này, các chiến sỹ thường dựa vào các nguồn tin như sơ đồ nghĩa trang do các đơn vị cung cấp, nguồn tin từ các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất hoặc thân nhân liệt sỹ và nguồn tin từ người dân địa phương. Ảnh: TH
Đây dường như là một công việc “mò kim đáy bể”. Đặc biệt khi mà phần lớn các liệt sỹ đã hy sinh từ cách đây gần nửa thế kỷ. Để xác định chính xác được vị trí chôn cất, không phải là một điều dễ dàng. Khi mà trước đây địa hình nước bạn Lào phần lớn là đồi núi trọc, bây giờ cây cối mọc um tùm. Đường sá, địa danh cũng khác xưa. Kể cả các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất giờ đích thân quay trở lại tìm cũng rất khó... Ảnh: TH ảnh 5

Đây dường như là một công việc “mò kim đáy bể”. Đặc biệt khi mà phần lớn các liệt sỹ đã hy sinh từ cách đây gần nửa thế kỷ. Để xác định chính xác được vị trí chôn cất, không phải là một điều dễ dàng. Khi mà trước đây địa hình nước bạn Lào phần lớn là đồi núi trọc, bây giờ cây cối mọc um tùm. Đường sá, địa danh cũng khác xưa. Kể cả các cựu chiến binh trực tiếp chôn cất giờ đích thân quay trở lại tìm cũng rất khó... Ảnh: TH

Một tấm kim loại ghi tên liệt sỹ được chôn cạnh hài cốt. Từ năm 1984 đến nay, Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ của Nghệ An đã cất bốc, quy tập được hơn 12.000 hài cốt liệt sỹ là Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn Lào. Trong số đó, đã tổ chức bàn giao hơn 900 hài cốt xác định được danh tính, quê quán để chính quyền các địa phương và gia đình tổ chức an táng tại quê hương các liệt sỹ. Ảnh: TH ảnh 6
 Một tấm kim loại ghi tên liệt sỹ được chôn cạnh hài cốt. Từ năm 1984 đến nay, Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ của Nghệ An đã cất bốc, quy tập được hơn 12.000 hài cốt liệt sỹ là Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn Lào. Trong số đó, đã tổ chức bàn giao hơn 900 hài cốt xác định được danh tính, quê quán để chính quyền các địa phương và gia đình tổ chức an táng tại quê hương các liệt sỹ. Ảnh: TH
Riêng mùa khô 2017 - 2018, đơn vị quy tập được 98 hài cốt. Trong đó, chỉ có duy nhất một phần mộ xác định được danh tính, quê quán và đơn vị. Đó là liệt sỹ Nguyễn Đình Quảng, quê ở tỉnh Ninh Bình. Liệt sỹ Quảng hy sinh năm 1971, khi người con gái đầu lòng vẫn còn chưa ra đời. Ảnh: Tiến Hùng ảnh 7

Riêng mùa khô 2017 - 2018, đơn vị quy tập được 98 hài cốt. Trong đó, chỉ có duy nhất một phần mộ xác định được danh tính, quê quán và đơn vị. Đó là liệt sỹ Nguyễn Đình Quảng, quê ở tỉnh Ninh Bình. Liệt sỹ Quảng hy sinh năm 1971, khi người con gái đầu lòng vẫn còn chưa ra đời. Ảnh: Tiến Hùng

Chiến trường xưa bây giờ đã được che phủ bởi những cánh rừng âm u, nhưng không ít bãi mìn, bom đạn vẫn còn sót lại. Nhiều chiến sỹ đã bị thương trong lúc làm công việc này. Gần đây nhất, trưa 5/4, trong lúc tìm kiếm 6 phần mộ liệt sỹ tại bản Na Păn, Kệt Nậm Xiên 2, huyện Phả Xay (Xiêng Khoảng), trung úy Nguyễn Khắc Âu bị vướng liên tiếp vào 2 quả mìn khi đang dò dẫm tìm đường. Tay phải trung úy bị thương nặng, sức ép của quả mìn làm thủng màng nhĩ....Trong ảnh: Đưa các liệt sỹ về với đất mẹ quê hương. Ảnh: Tiến Hùng ảnh 8

Chiến trường xưa bây giờ đã được che phủ bởi những cánh rừng âm u, nhưng không ít bãi mìn, bom đạn vẫn còn sót lại. Nhiều chiến sỹ đã bị thương trong lúc làm công việc này. Gần đây nhất, trưa 5/4, trong lúc tìm kiếm 6 phần mộ liệt sỹ tại bản Na Păn, Kệt Nậm Xiên 2, huyện Phả Xay (Xiêng Khoảng), trung úy Nguyễn Khắc Âu bị vướng liên tiếp vào 2 quả mìn khi đang dò dẫm tìm đường. Tay phải trung úy bị thương nặng, sức ép của quả mìn làm thủng màng nhĩ....Trong ảnh: Đưa các liệt sỹ về với đất mẹ quê hương. Ảnh: Tiến Hùng

tin mới

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, công tác tổ chức Tết Trung thu cho những trẻ em kém may mắn đã được các tổ chức xã hội, đoàn thể và các nhà hảo tâm quan tâm, giúp các em phần nào vợi đi những thiệt thòi, bất hạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

(Baonghean.vn) - Trong ngôi nhà nhỏ với ban công rực nắng, nhạc sĩ Lê Hàm đón tôi bằng nụ cười trìu mến. Ông nói rằng, cả đời ông gắn bó với thành Vinh, nên cuối đời được ở đây, trong ngôi nhà nhỏ chỉ cách phố xá nhộn nhịp ngoài kia mấy bước chân, đã đủ để ông mãn nguyện rồi.

Vinh – thành phố của những giao thoa

Vinh - Nơi hội tụ của những giao thoa

(Baonghean.vn) - Không quá ồn ào, náo nhiệt, không quá vắng vẻ, trầm mặc, thành phố Vinh khiến nhiều người lưu luyến bởi sự cân bằng của những sắc thái. Sự cân bằng, vừa đủ đó chính là kết quả của những giao thoa đặc biệt mà chỉ ở Vinh mới có.

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.