Hành trình từ cô giáo cắm bản đến Nhà giáo ưu tú

(Baonghean.vn) - Bằng sự yêu nghề và hết lòng vì con trẻ, sau gần 30 năm cống hiến cho giáo dục, vừa qua Chủ tịch nước đã ký quyết định trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho cô Nguyễn Thị Lan, nguyên Hiệu phó Trường Tiểu học Tam Quang 2, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.

HÀNH TRÌNH GIEO CHỮ TRÊN NON

Tháng 9 năm 1990, sau khi tốt nghiệp Trường Trung học sư phạm miền núi Tân Kỳ, Nghệ An, cô Nguyễn Thị Lan được phân công lên công tác tại Trường Tiểu học  Nhôn Mai, thuộc xã biên giới Nhôn Mai, huyện vùng cao Tương Dương.

Những năm đầu của thập niên 90, giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là các xã vùng sâu vùng xa của huyện Tương Dương. Thời điểm đó để đến được xã Nhôn Mai là một hành trình rất đỗi vất vả và đầy rẫy những hiểm nguy. Chuẩn bị đầy đủ tư trang cô Lan phải bắt xe khách từ xã Tam Quang (nơi gia đình cô sinh sống) lên thị trấn Hòa Bình trước đây, nay là thị trấn Thạch Giám. Rồi theo các đồng nghiệp đi bộ đến trường. Quãng đường này cô đi mất gần 6 ngày.

1.	Cô Nguyễn Thị Lan, được đồng nghiệp nhận xét là vui vẻ nhiệt tình. Trong công việc chuyên môn thì cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: Đình Tuân
Cô Nguyễn Thị Lan được đồng nghiệp nhận xét là vui vẻ nhiệt tình. Trong công việc chuyên môn thì cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: Đình Tuân

Hành trình đến xã Nhôn Mai cũng cách đây gần 30 năm, nhưng cô Lan vẫn nhớ như in cuộc hành trình đầy gian khổ này.

Cô Lan kể “ban ngày cứ sáng tinh mơ là chúng tôi dậy đi, nhưng phải căn thời gian để khi trời tối phải đến một bản nào đó để xin ngủ nhờ. Hết ngày thứ nhất chúng tôi đến bản Kim Hòa (xã Kim Đa). Sáng hôm sau thức dậy thì chân sưng vù, tưởng không đi nổi nữa, nhưng được các anh chị động viên, mang hộ bớt đồ đạc cho, tôi lại tiếp tục hành trình. Ngày thứ hai tôi đến bản Chả Coong (xã Hữu Dương) xin nghỉ nhờ tại ký túc của giáo viên Trường Hữu Dương. Tiếp tục đến bản Nhãn Mai (xã Luân Mai). Cứ như vậy đến trưa ngày thứ năm thì tôi vào đến trường chính là bản Nhôn Mai. Từ điểm chính đến điểm lẻ tôi dạy là bản Na Lợt phải đi mất nửa ngày đường nữa”.

Trên cương vị quản lý cô Lan đã xây được một Thư viên thân thiện tại Trường Tiểu học Tam Quang 2. Đây là 01 trong 08 trường của tỉnh Nghệ An thiết lập thành công thư viện thân thiện bằng nguồn kinh phí vận động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh và cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường. Ảnh: NVCC
Trên cương vị quản lý cô Lan đã xây được một Thư viện thân thiện tại Trường Tiểu học Tam Quang 2. Đây là 1 trong 8 trường của tỉnh Nghệ An thiết lập thành công thư viện thân thiện bằng nguồn kinh phí vận động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Ảnh: NVCC

Một hành trình vất vả là vậy nhưng đến nơi thấy phụ huynh và học sinh chào đón rất niềm nở, nên sự mệt nhọc và nỗi nhớ nhà vơi đi phần nào. Thế rồi cô Lan bắt tay ngay vào công việc gieo chữ trên non của mình. Ở điểm trường này cô Lan được  phân công dạy lớp 1 và lớp 2, khi đó gọi là dạy lớp treo, 2 lớp học 2 phòng (không giống như dạy lớp ghép bây giờ 2 lớp chung 1 phòng). Do đường xa, đi lại vất vả nên mỗi năm vào cô chỉ về nhà được dịp Tết và hè.

Công tác tại xã biên giới 1 năm học, cô được cấp trên điều động về công tác tại xã biên giới Tam Quang và được phân công vào dạy tại bản Tùng Hương, đây là bản khó khăn nhất của xã Tam Quang. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Khi đó đường sá đi lại chỉ là một lối mòn do người dân đi lại mà thành đường. Để đến được bản Tùng Hương, không còn cách nào khác là phải đi bộ. Vào những ngày nắng ráo, hành trình của cô Lan và các giáo viên khác bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng đến điểm trường này cũng đã chiều muộn. Vào những hôm trời mưa, phải bắt đầu đi từ lúc 7 giờ sáng.
2.	Với gần 30 công tác cô Lan đã được cấp trao tặng nhiều dằng khen, giấy khen. Tất cả đều được sắp xếp và cất giữ rất cẩn thận. Ảnh: Đình Tuân
Với gần 30 năm công tác cô Lan đã được các cấp trao tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Tất cả đều được sắp xếp và cất giữ rất cẩn thận. Ảnh: Đình Tuân

Vất vả là vậy, nhưng vì yêu nghề nên cô và các đồng nghiệp vẫn miệt mài mang con chữ đến với học sinh vùng biên. Thời điểm đó có khá nhiều giáo viên vì không thể vượt qua được sự khó khăn nên đã xin nghỉ dạy để tìm công việc khác. Dạy học tại đây từ năm 1991 - 2011 thì cô Lan lại chuyển đến một ngôi trường mới, cương vị mới.

GẶT HÁI NHỮNG QUẢ NGỌT

Ghi nhận những thành tích trong dạy học của cô Nguyễn Thị Lan, tháng 9 năm 2011 cô được cấp trên điều động về Trường Tiểu học Tam Đình giữ chức Hiệu phó. Tháng 9/2015 - 8/2016 giữ chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thắng. Tháng 9/2016 - 8/2020 cô làm Hiệu phó Trường Tiểu học Tam Quang 2.

Trong gần 30 năm công tác trên cả 2 cương vị giáo viên và nhà quản lý, cô Nguyễn Thị Lan đã có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục.

Gần 22 năm đứng lớp, kết quả học tập của học sinh luôn đạt nhất, nhì toàn trường. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các cuộc thi: có 250 em đạt cấp trường, 115 em đạt cấp huyện, 12 em học sinh giỏi cấp tỉnh. Bên cạnh đó cô Nguyễn Thị Lan còn có nhiều sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao.
3.	Cuối năm 2020 do sức khỏe không còn đảm bảo, vì sợ ảnh hưởng đến tập thể nên cô Lan đã xin nghỉ hưu theo Nghị định 108 của Chính phủ. Ảnh: Đình Tuân
Cuối năm 2020 do sức khỏe không còn đảm bảo, vì sợ ảnh hưởng đến tập thể nên cô Lan đã xin nghỉ hưu theo Nghị định 108 của Chính phủ. Ảnh: Đình Tuân

Trong công tác quản lý, cô luôn đi đầu trong đổi mới phương pháp quản lý giáo dục. Cùng với Ban giám hiệu nhà trường có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt để nâng cao chất lượng dạy và học của trường.

Với vai trò là Hiệu trưởng, cô đã có kế hoạch cụ thể, hiệu quả trong công tác tự đánh giá - kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3; xây dựng thành công trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Đầu năm học 2019-2020 này, Trường Tiểu học Tam Quang 2 là 1 trong 2 trường đầu tiên của huyện Tương Dương, 1 trong 8 trường của tỉnh Nghệ An thiết lập thành công thư viện thân thiện bằng nguồn kinh phí vận động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, phụ huynh học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.

Với gần 30 năm tận tụy với công việc, cô Lan đã các cấp tặng thường nhiều Bằng khen, cũng như Giấy khen: Nhiều lần đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và 1 lần đạt Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 15 lần đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giáo viên giỏi cơ sở; giúp đỡ, hướng dẫn và bồi dưỡng được nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.
Cô Nguyễn thị Lan luôn chú trọng đến việc đồi đắp tình yêu đọc sách cho học sinh
Cô Nguyễn Thị Lan (người mặc áo dài tím) luôn chú trọng đến việc bồi đắp tình yêu đọc sách cho học sinh. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, vừa qua cô Nguyễn Thị Lan là 1 trong 32 giáo viên của tỉnh Nghệ An được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây thực sự là vinh dự không chỉ của cô Lan, mà cả ngành Giáo dục huyện Tương Dương. Là sự ghi nhận và cũng là phần thưởng xứng đáng của Nhà nước dành cho cô sau gần 30 năm đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục. Trước cô Lan huyện Tương Dương chỉ mới có 2 giáo viên nhận được phần thưởng cao quý này.

Sau nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Cuối năm 2020 nhận thấy sức khỏe không còn đảm đương tốt cho công việc, cô Nguyễn Thị Lan đã viết đơn xin về nghỉ hưu sớm theo Nghị định 108 của Chính phủ.

Cô Nguyễn Thị Lan không chỉ tâm huyết, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, mà cô còn hy sinh lợi ích của bản thân cho tập thể. Chính vì vậy, cô luôn được cán bộ, giáo viên cũng như cấp trên đánh giá rất cao”.

Cô Võ Thị Tuyết Chinh - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương 

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.