15 sự kiện nổi bật của thế giới năm 2017 qua ảnh

15/12/2017 15:08

(Baonghean.vn) - Năm 2017 sắp khép lại, cùng nhìn lại một năm đầy sự kiện của thế giới qua những hình ảnh ấn tượng dưới đây.

1. Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Lễ nhậm chức của ông Donald Trump - Tổng thống thứ 45 của Mỹ, vào đầu năm 2017. trong bải phát biểu tại lễ nhậm chức ông Trump nhấn mạnh ông sẽ đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu và khẳng định người dân sẽ trở lại làm những người cai quản đất nước.
Lễ nhậm chức của ông Donald Trump - Tổng thống thứ 45 của Mỹ diễn ra vào ngày 20/12017.Trong bài phát biểu nhậm chức chỉ kéo dài khoảng 20 phút của ông Trump là lời hứa “đặt nước Mỹ lên trên hết” và đem lại hy vọng cho những ước mơ lớn. Ảnh: Reuters

2. Chạy trốn chiến tranh ở châu Phi và Trung Đông

Mong ước thoát nghèo, đổi đời hay chạy trốn chiến tranh, là lý do khiến hàng trăm nghìn người dân châu Phi và Trung Đông bất chấp mạo hiểm vượt biển tới châu Âu những năm qua. Trong ảnh: Người di cư chìa tay về phía tàu cứu hộ sau khi bị lật thuyền cao su hôm 14/1 ở Địa Trung Hải, cách bờ biển Libya khoảng 15 hải lý. Ảnh: Reuters.
Mong ước thoát nghèo, đổi đời hay chạy trốn chiến tranh là lý do khiến hàng trăm nghìn người dân châu Phi và Trung Đông bất chấp mạo hiểm vượt biển tới châu Âu những năm qua. Trong ảnh: Người di cư chìa tay về phía tàu cứu hộ sau khi bị lật thuyền cao su hôm 14/1 ở Địa Trung Hải, cách bờ biển Libya khoảng 15 hải lý. Ảnh: Reuters.

3. Rắc rối sắc lệnh chống nhập cư của ông Trump

Một nhóm người cầu nguyện ở sân bay quốc tế Fort Worth, thành phố Dallas, Mỹ hôm 29/1 để phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.  Sau nhiều lần sửa đổi và bị ngăn chặn, sắc lệnh cấm công dân 8 nước nhập cảnh mà ông Trump ban hành được Tòa án tối cao cho phép áp dụng hồi đầu tháng 12. Những người phản đối cho rằng lệnh cấm nhằm vào người Hồi giáo, vi phạm hiến pháp Mỹ, còn chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố lệnh cấm là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia.
Sau nhiều lần sửa đổi và bị ngăn chặn, sắc lệnh cấm công dân 8 nước nhập cảnh mà ông Trump ban hành được Tòa án tối cao cho phép áp dụng hồi đầu tháng 12. Những người phản đối cho rằng lệnh cấm nhằm vào người Hồi giáo, vi phạm hiến pháp Mỹ, còn chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố lệnh cấm là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Trong ảnh: Người Mỹ gốc Yemen biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cư của ông Trump. Ảnh: Reuters

4. Cuộc gặp hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ tại Hội nghị G20

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin trong một cuộc gặp song phương tại Hội nghị G20, tại Hamburg (Đức). Ngoài tầm quan trọng vốn dĩ giữa lãnh đạo Mỹ và Nga trong lịch sử, mối quan hệ giữa ông Trump và ông Putin cũng rất đặc biệt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin đã có một cuộc gặp song phương tại Hội nghị G20, ở Hamburg (Đức). Ngoài tầm quan trọng vốn dĩ giữa lãnh đạo Mỹ và Nga trong lịch sử, mối quan hệ giữa ông Trump và ông Putin cũng rất đặc biệt. Việc ông Trump và ông Putin gặp trực tiếp với nhau thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế. Họ là lãnh đạo của hai cường quốc Mỹ và Nga, những nước “đầy duyên nợ” trong quá khứ, và cũng có mối quan hệ song phương bị đánh giá tệ nhất từ sau thời Chiến tranh lạnh. Ảnh: Reuters

5. Hành trình chạy trốn đầy nước mắt của người Rohingya

Quân đội Myanmar bị cáo buộc áp bức người Rohingya – nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở bang Rakhine, dẫn đến hàng trăm ngàn người phải tẩu thoát sang biên giới Bangladesh. Trong ảnh: Một nhiếp ảnh gia đang dùng chính đôi tay của mình để cứu lấy một người Hồi giáo Rohingya đang cố gắng vượt qua bờ sông Naf tại biên giới Myanmar-Bangladesh ở Palong Khali, gần Cox's Bazar ngày 1/11.
Quân đội Myanmar bị cáo buộc áp bức người Rohingya - nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở bang Rakhine, dẫn đến hàng trăm ngàn người phải tẩu thoát sang biên giới Bangladesh. Trong ảnh: Một nhiếp ảnh gia đang dùng chính đôi tay của mình để cứu lấy một người Hồi giáo Rohingya đang cố gắng vượt qua bờ sông Naf tại biên giới Myanmar-Bangladesh ở Palong Khali, gần Cox's Bazar ngày 1/11. Ảnh: Reuters

6. Cuộc chiến chống ma túy ở Philipines

Những đứa trẻ chạy ngang thi thể của một người bị cảnh sát Manila giết vì tình nghi buôn bán ma túy. Chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, với số người chết được cho lên đến hàng chục ngàn (hàng ngàn theo số liệu cảnh sát) là vấn đề bị báo chí phương tây chỉ trích gay gắt, dù có không ít thông tin cho biết đông đảo người dân trong nước vẫn ủng hộ ông - Ảnh: AFP
Chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, với số người chết được cho là lên đến hàng chục ngàn là vấn đề bị báo chí phương tây chỉ trích gay gắt, dù có không ít thông tin cho biết đông đảo người dân trong nước vẫn ủng hộ ông. Trong ảnh: Những đứa trẻ chạy ngang thi thể của một người bị cảnh sát Manila giết vì tình nghi buôn bán ma túy. Ảnh: AFP

7. Sự kiện Catalonia tuyên bố độc lập

Học sinh sinh viên biểu tình ở Barcelona, Tây Ban Nha, ủng hộ trưng cầu dân ý về độc lập của Catalunya, ngày 28/09/2017
Sự kiện Catalonia tuyên bố độc lập cũng phản ánh giai đoạn khó khăn và chia rẽ tại châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) nói riêng, cũng như báo hiệu mức độ lan tỏa đáng lo ngại của làn sóng chủ nghĩa dân tộc. Trong ảnh: Học sinh sinh viên biểu tình ở Barcelona, Tây Ban Nha, ủng hộ trưng cầu dân ý về độc lập của Catalonia, ngày 28/9/2017. Ảnh: Reuters

8. Thảm sát kinh hoàng ở Las Vegas, Mỹ

Stephen Paddock, 64 tuổi, đã thực hiện vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ hôm 1/10, khiến ít nhất 59 người chết và hơn 500 người bị thương. Vụ việc một lần nữa gây tranh cãi về luật sở hữu súng đạn ở Mỹ. Giới chức nước này vẫn chưa tìm được động cơ gây án của hung thủ.
Ngày 1/10, Stephen Paddock, 64 tuổi, đã thực hiện vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ, khiến ít nhất 59 người chết và hơn 500 người bị thương. Vụ việc một lần nữa gây tranh cãi về luật sở hữu súng đạn ở Mỹ. Giới chức nước này vẫn chưa tìm được động cơ gây án của hung thủ. Trong ảnh: Người tham dự hòa nhạc tại Las Vegas nấp sau hàng rào trong vụ xả súng tối 1/10 ở Mỹ. Ảnh: Getty.

9. Chiến tranh tàn khốc ở Syria

Một ông bố bế con gái, vừa đi vừa khóc giữa cảnh hoang tàn ở một phía của thành phố Mosul, Iraq hôm 4/3, nơi vừa xảy ra cuộc giao tranh giữa liên quân Iraq với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Reuters  Hơn ba năm kể từ khi IS thiết lập đế chế, khoảng 100.000 người Iraq đã thiệt mạng và hàng triệu người phải ly tán, mất nhà cửa. Iraq tuyên bố giải phóng hoàn toàn các khu vực bị IS chiếm đóng hồi cuối tháng 11, đánh dấu sự sụp đổ của tổ chức này tại Iraq.
Hơn 3 năm kể từ khi IS thiết lập đế chế, khoảng 100.000 người Iraq đã thiệt mạng và hàng triệu người phải ly tán, mất nhà cửa. Iraq tuyên bố giải phóng hoàn toàn các khu vực bị IS chiếm đóng hồi cuối tháng 11, đánh dấu sự sụp đổ của tổ chức này tại Iraq. Trong ảnh: Một ông bố bế con gái, vừa đi vừa khóc giữa cảnh hoang tàn ở một phía của thành phố Mosul, Iraq hôm 4/3, nơi vừa xảy ra cuộc giao tranh giữa liên quân Iraq với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Reuters

10. Sự tàn phá kinh hoàng của cơn bão Havey ở Mỹ

Bức ảnh trở thành biểu tượng về sự đấu tranh của con người với sức phá hoại của bão Harvey, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mỹ trong vòng 12 năm, gây thiệt hại kinh tế nặng nề và cướp đi sinh mạng của ít nhất 33 người. Trong ảnh: Cậu bé 13 tháng tuổi ngủ say trong vòng tay mẹ, một phụ nữ gốc Việt được một sĩ quan đặc nhiệm Mỹ bế qua nước lũ ở Houston hôm 28/8. Ảnh: AP.
Bức ảnh trở thành biểu tượng về sự đấu tranh của con người với sức phá hoại của bão Harvey, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mỹ trong vòng 12 năm, gây thiệt hại kinh tế nặng nề và cướp đi sinh mạng của ít nhất 33 người. Trong ảnh: Cậu bé 13 tháng tuổi ngủ say trong vòng tay mẹ, một phụ nữ gốc Việt được một sĩ quan đặc nhiệm Mỹ bế qua nước lũ ở Houston hôm 28/8. Ảnh: AP.

11. Động đất kinh hoàng ở Mexico

Lực lượng cứu hộ và binh lính Mexico tìm kiếm người trong đống đổ nát ở thủ đô Mexico City hôm 20/9 sau trận động đất 7,1 độ Richter xảy ra hôm trước. Trận động đất khiến ít nhất 224 người thiệt mạng, hàng chục toà nhà bị đổ, làm hỏng các đường ống dẫn gas, gây nên các đám cháy khắp thủ đô Mexico và các thị trấn khác ở miền trung. Đây là trận động đất làm nhiều người chết nhất ở Mexico từ năm 1985, khi đó khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Trận động đất mới nhất xảy ra chưa đầy hai tuần sau trận mạnh 8,1 độ ở phía nam nước này khiến 90 người chết. Ảnh: Reuters.
Trận động đất khiến ít nhất 224 người thiệt mạng, hàng chục toà nhà bị đổ, làm hỏng các đường ống dẫn gas, gây nên các đám cháy khắp thủ đô Mexico và các thị trấn khác ở miền Trung nước này. Đây là trận động đất làm nhiều người chết nhất ở Mexico từ năm 1985, khi đó khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Trong ảnh: Trận động đất mới nhất xảy ra chưa đầy 2 tuần sau trận mạnh 8,1 độ ở phía nam nước này khiến 90 người chết. Ảnh: CNN

12. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên thử nghiệm một vụ nổ bom hạt nhân và hơn 20 vụ phóng tên lửa trong năm nay. Bình Nhưỡng tuyên bố đã gần hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân và sức mạnh quân sự đã gần
Trong năm 2017, Triều Tiên thử nghiệm một vụ nổ bom hạt nhân và hơn 20 vụ phóng tên lửa. Bình Nhưỡng tuyên bố đã gần hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân và sức mạnh quân sự đã gần "ngang ngửa" Washington. Chưa bao giờ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang như năm nay, và cũng chưa bao giờ lo ngại về xung đột quân sự, chiến tranh lại lớn như vậy. Trong ảnh: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 hôm 16/9. Ảnh: KCNA.

13. Cuộc binh biến ở Zimbabwe

Người dân Zimbabwe nhảy múa, reo hò trước Nhà Quốc hội ở thủ đô Harare khi ông Mugabe, 93 tuổi từ chức tổng thống hôm 21/11, chấm dứt 37 năm nắm quyền. Ảnh: AP.  Ông Mugabe buộc phải từ chức sau khi bị quân đội quản thúc tại gia. Cuộc binh biến ở Zimbabwe bắt đầu từ cuối ngày 14/11, nguyên nhân được cho là do ông Mugabe sa thải ông Emmerson Mnangagwa, phó tổng thống khi đó, để dọn đường cho vợ, bà Grace, lên nắm quyền.
Cuộc binh biến ở Zimbabwe bắt đầu từ cuối ngày 14/11, khiến ông Mugabe buộc phải từ chức sau khi bị quân đội quản thúc tại gia. Nguyên nhân được cho là do ông Mugabe sa thải ông Emmerson Mnangagwa, phó tổng thống khi đó, để dọn đường cho vợ, bà Grace, lên nắm quyền. Trong ảnh: Một binh sĩ Zimbabwe ăn mừng cùng người dân sau khi cựu Tổng thống Robert Mugabe tuyên bố từ chức, chấm dứt chế độ độc tài đã bào mòn Zimbabwe suốt 37 năm. Ảnh: AFP

14. Đại thảm họa cháy rừng ở California, Mỹ

Một phần thành phố Santa Rosa, California sau cơn bão lửa kinh hoàng hồi tháng 10. Sau khi giặc lửa đi qua, nhiều thành phố phía bắc California chỉ còn là cảnh hoang tàn. Thời tiết khô hạn kéo dài và gió lớn tiếp tục gây cháy tại khu vực Los Angeles tiểu bang này hồi đầu tháng 12 - Ảnh: AFP
Đám cháy kinh hoàng tại bang California khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và hơn 25.000 người phải sơ tán, trở thành thảm họa cháy rừng có nhiều người chết nhất trong 26 năm qua. Trong ảnh: Một phần thành phố Santa Rosa, California, Mỹ sau cơn bão lửa kinh hoàng hồi tháng 10. Sau khi giặc lửa đi qua, nhiều thành phố phía bắc California chỉ còn là cảnh hoang tàn. Ảnh: AFP

15. Căng thẳng leo thang ở Jerusalem

Đụng độ giữa cảnh sát Israel và người biểu tình Palestine tại Thành phố cổ của Jerusalem sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump công nhận nơi này là thủ đô của Israel và quyết định dời sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về đây. Jerusalem là thánh địa quan trọng của ba nền tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo - Ảnh: REUTERS

Ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đồng thời tuyên bố kế hoạch rời sứ quán Mỹ tới đây. Trước lời tuyên bố này, phía Israel thì tỏ ra biết ơn, còn phía Palestine lại tỏ ra rất giận dữ với tuyên bố mới của người đứng đầu nước Mỹ. Trong ảnh: Đụng độ giữa cảnh sát Israel và người biểu tình Palestine tại Thành phố cổ của Jerusalem sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters


Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
15 sự kiện nổi bật của thế giới năm 2017 qua ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO