Lão nông người Mông và trang trại cây bản địa trên núi Puxailaileng
Thanh Phúc - Khánh Ly•30/04/2025 08:11
Giữa non cao Na Ngoi của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, dưới lưng chừng núi Puxailaileng, ông Già Tồng Thù, dân tộc Mông vẫn hàng ngày lặng lẽ khai phá từng khoảnh nương, đưa về những giống cây mới, khép kín mô hình trang trại tổng hợp. Mỗi tấc đất nơi đây, với đôi bàn tay chai sần của ông, đang từng ngày sinh lời...
Trang trại tổng hợp giữa lưng chừng núi của ông Già Tồng Thù, bản Buộc Mú 2, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) như một bức tranh phủ dày những tầng lớp màu xanh, trải rộng gần 6 ha đất rừng, được ông cải tạo từ đất bạc màu, nghèo kiệt. Tầng thấp dưới chân rẫy là 3.000 gốc đào phai, mỗi năm cho hàng nghìn cành bán dịp Tết. Ảnh: Thanh PhúcDưới tán đào, ông ươm hơn 500 giò phong lan rừng, chọn giống quý như kim điệp, phi điệp, lan trúc, cung cấp cho thị trường. Đây là hướng đi mới giúp nâng cao thu nhập và bảo tồn giống lan bản địa đang dần mai một. Ảnh: Khánh Ly Tận dụng dọc khe, suối, độ ẩm cao, ông đưa sâm 7 lá 1 hoa – loài thảo dược quý hiếm về trồng thành công trên diện tích hàng trăm mét vuông. Ảnh: Thanh PhúcĐây là cây đặc hữu, từng chỉ mọc tự nhiên, giờ được ông nhân giống và bảo tồn ngay tại nương rẫy của gia đình mình. Ảnh: Khánh Ly Ngoài ra, gia đình ông đang trồng xen canh đẳng sâm, địa sâm, đương quy… theo hướng hữu cơ, vừa giữ đất, vừa tạo sinh kế dài lâu. Ảnh: Thanh Phúc Dược liệu được thương lái thu mua tận nơi, đầu ra khá ổn định. Trong ảnh: Sâm đương quy được thu mua với giá 60.000 đồng/kg. Ảnh: Khánh LyỞ khu vực đất dốc, những luống dong riềng mới bén xanh, là lớp cây phụ trợ giúp cải tạo đất, giữ nước, chống xói mòn. Dong riềng cũng là cây thực phẩm có đầu ra tốt, được người dân bản địa sử dụng chế biến bún miến truyền thống. Ảnh: Thanh Phúc Gia đình ông Già Tồng Thù là hộ đầu tiên của bản Buộc Mú 2 đưa giống chè shan tuyết về trồng trên 3,4 ha nương rẫy. Nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm và kỹ thuật chăm bón đúng quy trình, chè phát triển tốt. Hiện đang vào vụ hái búp đầu tiên trong năm. Ảnh: Khánh Ly Chè shan tuyết còn có dược tính cao, thu hái thủ công nên giá chè búp cũng đắt hơn so với các loại chè khác. Đây là tín hiệu khả quan cho cây trồng chủ lực mới ở xã vùng biên giới Na Ngoi. Ảnh: Thanh Phúc Hàng nghìn cây sa mu được ông trồng theo lối rừng hỗn giao, vừa tạo sinh kế lâu dài, vừa góp phần tái sinh nguồn gỗ quý giữa đại ngàn. Ảnh: Khánh LyBằng sức lao động cần cù và tầm nhìn xa của một người làm kinh tế, ông Già Tồng Thù đã tiên phong biến vùng đất khó thành mô hình kiểu mẫu. Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi từ 80–100 triệu đồng, một con số không nhỏ nơi rẻo cao này. Ảnh: Thanh Phúc
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.