Lớp học đàn tranh thắp lửa tình yêu nhạc cụ dân tộc

(Baonghean) - Giữa xu hướng người người, nhà nhà đến với âm nhạc điện tử hiện đại thì ở một góc nhỏ của thành Vinh, có một lớp học vẫn âm thầm nhen lên tình yêu và lòng tự hào với âm nhạc truyền thống của dân tộc. Đó là lớp học đàn tranh Sen Hồng - lớp học miễn phí do cô Đỗ Ngọc Anh, giảng viên Khoa Âm nhạc, Trường Cao đẳng VHNT Nghệ An tổ chức.
Lớp học đàn tranh trong một buổi ngoại khóa. Ảnh: NVCC
Lớp học đàn tranh Sen Hồng trong một buổi ngoại khóa. Ảnh: NVCC
Hơn nửa năm nay, cứ đến 5h chiều thứ 7 hàng tuần, gian phòng chật hẹp tại khu tập thể C8 Quang Trung lại vang lên những thanh âm thánh thót của tiếng đàn tranh và tiếng cô, trò thủ thỉ, hỏi đáp về những kỹ thuật đàn phức tạp. 5 học trò ở độ tuổi từ 10 - 12 tuổi, gò lưng tỉ mẩn với những thủ pháp, ngón đàn, thang âm, điệu thức còn quá đỗi xa lạ, khiến cô giáo Ngọc Anh không khỏi vất vả trong truyền dạy.
Bận rộn với công việc ở trường, cùng nhiều việc lớn, nhỏ không tên ở nhà, cô Ngọc Anh nói, nhiều phen cảm thấy quỹ thời gian một ngày quá eo hẹp, thế nhưng, vẫn quyết định sắp xếp để dành thời gian cho lớp học đàn tranh.
“Khi mình thổ lộ ý tưởng này, không ít người cũng khuyên là nên thôi, vì đã bận rộn thế rồi còn bày thêm việc làm gì. Tuy nhiên, mình nghĩ, đàn tranh nói riêng và các loại nhạc cụ dân tộc khác đẹp và hay đến thế nhưng chưa có điều kiện để phổ quát đến nhiều người. Một lớp học miễn phí về đàn tranh để giúp các em hiểu biết, từ đó nhen nhóm tình yêu với âm nhạc dân tộc là điều mình có thể làm được, tại sao lại không”? - cô Ngọc Anh tâm sự.
Cô giáo Đỗ Ngọc Anh.
Cô giáo Đỗ Ngọc Anh. Ảnh: NVCC
Việc tuyển sinh diễn ra khá thuận lợi và cho đến nay, các bậc phụ huynh và học sinh đều hào hứng đón nhận, duy trì lịch học nghiêm túc. Chị Thu Hoài - phụ huynh cháu Nguyễn Hà Phương - một học sinh của lớp học đàn tranh chia sẻ, bản thân chị đã yêu thích tiếng đàn tranh và hình ảnh thiếu nữ đàn tranh từ lâu lắm rồi, bởi “dường như cây đàn tranh hội tụ đầy đủ vẻ đẹp và sự hấp dẫn của âm nhạc truyền thống Việt Nam: vừa giản dị, mộc mạc, lại vừa thanh cao, có khí chất”. Thế nên, khi nghe tin cô Ngọc Anh mở lớp học đàn tranh miễn phí, chị liền về hỏi sở thích của con và rất may mắn nhận được sự háo hức hợp tác ngoài dự kiến.

Tham gia lớp học được vài hôm, Hà Phương mê say đến nỗi tự nguyện mở ống tiết kiệm để góp tiền cùng mẹ mua cây đàn tranh cho riêng mình. Thủ thỉ rằng học đàn tranh khó lắm nhưng vẫn yêu thích lắm, đến nay, Hà Phương là một trong những học trò có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi của lớp học.

Đến với lớp học đàn tranh miễn phí với tâm lý “thử cho biết”, thế nhưng ít ai nghĩ rằng, chỉ trong vòng nửa năm, sức cuốn hút của loại nhạc cụ dân tộc này lại mang đến những kết quả bất ngờ. Với Thảo Chi - chặng đường từ cô học trò 12 tuổi chưa bao giờ biết đàn tranh là gì cho đến nay đã là học sinh hệ sơ cấp đàn tranh, Khoa Âm nhạc, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An là điều em và gia đình chưa bao giờ hình dung đến.

Cô bé Thảo Chi tỏ ra rất hứng thú với đàn tranh. Ảnh: NVCC
Tiếp xúc với đàn tranh chưa lâu, nhưng cô bé Thảo Chi sớm yêu thích và bộc lộ năng khiếu với loại nhạc cụ truyền thống này. Ảnh: NVCC
Chị Phan Thị Thu Huyền - phụ huynh em Thảo Chi tâm sự, trước khi đến với đàn tranh, Thảo Chi chưa tiếp xúc với bất cứ loại nhạc cụ nào, gia đình cũng không có truyền thống về các bộ môn nghệ thuật. Sau khi đến lớp vài buổi, được cô giáo động viên, khuyến khích rằng có năng khiếu học đàn tranh, gia đình chị Thu Huyền khá bất ngờ.
Thảo Chi tiến bộ nhanh, thẩm âm tốt, và cách đây không lâu, được tin Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tổ chức tuyển sinh lớp sơ cấp đàn tranh, cô Ngọc Anh động viên Thảo Chi dự thi, và đỗ ngay. Giờ, tuần 3 buổi học đàn, học nhạc lý xen kẽ giữa lịch học văn hóa ở Trường THCS Đặng Thai Mai, khá bận rộn, nhưng cô bé Thảo Chi tỏ ra quyết tâm không để môn học nào bị xuống dốc, cân bằng giữa đam mê đàn tranh và việc học tốt các môn văn hóa.

Học sinh lớp đàn tranh Sen Hồng biểu diễn.

Ở lớp học, các em không chỉ được học về lịch sử, cấu tạo, kỹ thuật chơi đàn tranh mà hơn cả, cô giáo Ngọc Anh “truyền lửa” cho các em niềm tự hào với âm nhạc truyền thống, nhen thêm lên tình yêu quê hương, đất nước.

Cây đàn tranh được xem là cây đàn dân tộc có sức mạnh kỳ diệu, thể hiện được nhiều sắc thái tình cảm. Nỗi buồn như giọt nước mắt rơi, nỗi đam mê thăm thẳm hay sự giận dữ như trận cuồng phong bão tố... đều có thể xoáy sâu vào tâm thức người nghe bằng thanh âm đàn tranh.

Đàn tranh cũng không nỉ non, buồn bã như nhiều người vẫn thường định kiến, trái lại, đàn tranh hiện nay có thể kết hợp được với nhiều loại nhạc cụ khác, chơi được nhiều thể loại nhạc từ jazz, rock, R&B… Tính ứng dụng cao hòa quyện với bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà tạo nên sức hấp dẫn kỳ diệu của cây đàn 16 dây này.

Cô Ngọc Anh cho biết, khi mở lớp đàn tranh miễn phí, cô ấp ủ một khát vọng, đó là các học trò của cô sẽ tự hào mang cây đàn tranh của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè năm châu trên hành trình du học, làm việc trong tương lai.

“Khi bạn bước vào môi trường quốc tế, người ta sẽ không hỏi bạn con nhà ai, bố mẹ bạn làm gì mà sẽ chỉ hỏi là bạn đến từ đất nước nào. Tình yêu và niềm tự hào về Tổ quốc được nhen lên từ những tình cảm chân thành dành cho văn hóa dân tộc - mà âm nhạc là một trong những tình cảm khắc cốt ghi tâm ấy” - cô Ngọc Anh nói, và thổ lộ thêm, trong thời gian tới, nếu có trường Tiểu học, THCS nào có ý tưởng mở lớp dạy đàn tranh, cô sẵn sàng hợp tác giảng dạy miễn phí./.

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.