Lý do báo chí Mỹ nêu không cần đến tàu vũ trụ Soyuz của Nga

Theo PV (vn.sputniknews.com)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhà báo Eric Berger của tờ Ars Technica của Mỹ, đã giải thích trên Twitter tại sao Hoa Kỳ không còn cần đến tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS của Nga nữa.

“Kể từ khi tàu vũ trụ tái sử dụng mới nhất của Mỹ Crew Dragon thể hiện thành công khả năng của mình, NASA không cần phải mua chỗ ngồi trên Soyuz từ Nga với giá ngày càng bị đội lên nữa”, nhà báo viết.

Tàu vũ trụ Nga. Ảnh minh họa
Tàu vũ trụ Nga. Ảnh minh họa

Nhà báo đã bình luận như vậy về tin đăng trên các phương tiện truyền thông của Nga liên quan đến báo cáo năm 2019 của Roscosmos cho biết, NASA sẽ không mua chỗ trên tàu Soyuz MS sau năm 2020. Tiếp đó, tập đoàn nhà nước thông báo rằng thành phần của các phi hành đoàn trên tàu Soyuz MS vào năm 2021 sẽ là quốc tế, nhưng không nói rõ cụ thể là những nước nào, đặc biệt là về các phi hành gia Mỹ, hay về người châu Âu và Nhật Bản đặt mua chỗ từ Roscosmos thông qua NASA.

Vào tháng 6, báo cáo hàng quý của Tập đoàn Vũ trụ - Tên lửa Energia cho biết, chỗ bay lên vũ trụ trên tàu Soyuz MS dành cho các đối tác nước ngoài sẽ rẻ hơn do sự cạnh tranh với các tàu vũ trụ của Mỹ.

Vào ngày 30 tháng 5, tên lửa hạng nặng Falcon 9 đã phóng tàu vũ trụ Crew Dragon chở theo các phi hành gia Mỹ bay lên ISS. Lần gần đó nhất Mỹ độc lập đưa người vào quỹ đạo trái đất thấp là vào ngày 8 tháng 7 năm 2011, khi tàu vũ trụ có người lái tái sử dụng Space Shuttle Atlantis cất cánh. Sau đó, Mỹ sử dụng tàu vũ trụ dòng Soyuz của Nga để đưa người lên ISS.

Theo một báo cáo từ Văn phòng Tổng thanh tra của NASA được công bố vào tháng 11 năm 2019, từ năm 2006 đến năm 2019, chi phí cho một chỗ bay trên Soyuz dành cho Hoa Kỳ đã tăng từ 21,3 triệu USD lên 86 triệu USD, trong khi đó giá trung bình một chỗ trên tàu Crew Dragon là 55 triệu USD.

Cũng trong tháng đó, Phó Tổng thống Mỹ Michael Pence khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Joseph Ames (California) nói rằng, Washington "sẽ không cần phải bay trên tàu Nga" sau khi "phi hành gia Mỹ sẽ bay vào không gian từ lãnh thổ Mỹ bằng tàu vũ trụ của Mỹ”.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.