Lý do Tổng thống Trump nên dự APEC tại Việt Nam

Tân chính quyền Mỹ dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp cận với châu Á và ASEAN như thế nào? 

Theo nhận định của chuyên gia Prashanth Parameswaran trên tạp chí The Diplomat, hai sự kiện sắp tới, gồm Hội nghị APEC ở Việt Nam và Hội nghị Đông Á ở Philippines trong tháng 11, được cho là một phép thử sớm về sự can dự của Mỹ vào khu vực này trong bối cảnh chính sách châu Á của Nhà Trắng đang hình thành.

Trump, APEC, Việt Nam, lý do, hội nghị, Đông Namn Á,Lý Sơn
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng thống Trump được cho là sẽ khó theo kịp người tiền nhiệm, Barack Obama, về mức độ quan tâm dành cho châu Á. Một số người cho rằng, ông đang theo đuổi chính sách đối ngoại đặt nặng tính thực dụng.

Do vậy, chắc chắn sẽ là một diễn biến được hoan nghênh chào đón nếu Tổng thống Trump thực sự chú ý đến Đông Nam Á và ASEAN, đặc biệt khi đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN và 40 thiết lập quan hệ Mỹ - ASEAN.

Thực tế, 3 tổng thống trước kia của Mỹ đều đã bỏ lỡ các hội nghị thượng đỉnh ở châu Á vì nhiều lý do khác nhau. Tất nhiên, sự tham dự của nhà lãnh đạo Mỹ không phải là thước đo duy nhất về mức độ can dự của Washington vào khu vực. Và Tổng thống Mỹ cũng có thể cử đại diện tham gia và ông có thể thăm từng nước riêng lẻ nếu cần.

Nhưng năm nay là thời điểm đặc biệt. Với Donald Trump là năm đầu tiên ông nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, và cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội dự hai hội nghị thượng đỉnh ở châu Á.

Đây là một dịp quý giá để tân Tổng thống Mỹ xoa dịu những quan ngại xoay quanh cam kết của Washington với khu vực, đồng thời định ra cách tiếp cận của chính quyền mới với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, ở những lính vực như chính sách kinh tế, quan hệ liên minh và đối tác...

Chuyên gia Prashanth Parameswaran chỉ ra rằng, bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền ông Trump khi đánh giá chính sách Đông Nam Á cũng đều nên bắt đầu bằng sự hiểu biết cùng vị thế của khu vực này trong chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của Mỹ.

Đông Nam Á là một vùng đa dạng, tác động qua lại với nhiều cường quốc lớn xuyên suốt nhiều thế kỷ. Tuy vậy, Đông Nam Á xưa nay vẫn chiếm giữ một vai trò bên lề trong chính sách đối ngoại của Mỹ, không giống như Trung Quốc hay Nhật Bản.

Vào cuối thập niên 1990 đầu những năm 2000, tầm quan trọng của Đông Nam Á tăng vọt nhưng chính sách của Mỹ vẫn không điều chỉnh để dành cho khu vực này sự chú ý tương xứng. Một số bước đi mới chỉ bắt đầu được thực hiện ở nhiệm kỳ 2 của Tổng thống George W. Bush.

Barack Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của Đông Nam Á và thúc đẩy cam kết của Mỹ với khu vực này. Và nằm trong chủ trương xoay trục sang khu vực châu Á, ông Obama dành sự quan tâm lớn cho Đông Nam Á cũng như cho ASEAN.

Dưới thời ông Obama, Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, tham gia Hội nghị Đông Á, các hội nghị thường niên Mỹ - ASEAN và chủ trì hội nghị Mỹ - ASEAN đầu tiên tại Mỹ.

Chính quyền của ông Obama cũng đẩy mạnh xây dựng các quan hệ liên minh và đối tác trong khu vực, từ ký kết quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược mới với các nước như Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam tới ký kết Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng mở rộng với Philippines.

Do vậy, phép thử ASEAN có ý nghĩa rất lớn với tân lãnh đạo Mỹ. Nó sẽ cho thấy liệu ông Trump có duy trì được vai trò của Mỹ như một cường quốc sẵn sàng và có thể nỗ lực thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và dân chủ tốt hơn ở châu Á - Thái Bình Dương hay không trong khi hợp tác với các nước Đông Nam Á về những thách thức chung.

Đặc biệt, hội nghị APEC ở Việt Nam được đánh giá là cơ hội để Tổng thống Mỹ cân bằng quyết định rút khỏi hiệp ước TPP, bằng cách hướng tới các hiệp định thương mại song phương với các nước. Sự hiện diện của ông tại hội nghị có thể mở ra cơ hội để Washington tìm kiếm các thỏa thuận thương mại và đầu tư.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Tổng Thư ký NATO kêu gọi nhanh chóng bổ sung vũ khí cho Ukraine

Tổng Thư ký NATO kêu gọi nhanh chóng bổ sung vũ khí cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Ukraine cần được khẩn trương bổ sung các phương tiện phòng không cũng như thiết bị bảo trì, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây chi tiền mua hệ thống phòng không cho Kiev.

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

Ông Biden tuyên bố tái tranh cử tổng thống vì nền dân chủ Mỹ đang bị đe doạ

(Baonghean.vn) - Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang gây quỹ phục vụ chiến dịch tái tranh cử của mình khi tới New York để dự các hội nghị với các nhà lãnh đạo thế giới, hôm 18/9 đã thừa nhận những mối quan ngại về tuổi tác của ông, nhưng khẳng định sẽ tranh cử vì nền dân chủ đang bị đe doạ.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

Thổ Nhĩ Kỳ có thể ‘chia tay’ với EU

(Baonghean.vn) -Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/9 tuyên bố nước này có thể "chia tay" với Liên minh châu Âu (EU) nếu thấy cần thiết sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua báo cáo mới về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

Các nước phương Tây muốn đưa quân tới Ukraine?

(Baonghean.vn) - NATO có thể chỉ còn một bước nữa là triển khai quân đội tới Ukraine, Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Sochi. Ba Lan đã thành lập lực lượng sẵn sàng tiến vào lãnh thổ Ukraine bất cứ lúc nào, ông Lukashenko nói thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa vụ nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga ‘một cách vô căn cứ’

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa vụ nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Nga ‘một cách vô căn cứ’

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin ngày 15/9, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đã nói với các phóng viên rằng, chính quyền Mỹ tin việc trục xuất 2 nhà ngoại giao Mỹ khỏi Nga là vô căn cứ và sẽ không để sự việc này không được làm rõ.

Tổng thống Putin - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thực chất mối quan hệ Nga - Triều?

Tổng thống Putin - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và thực chất mối quan hệ Nga - Triều?

(Baonghean.vn) - Với Nga, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Triều Tiên có vai trò của một đồng minh sẵn sàng chiến đấu. Còn ở cấp độ Liên hợp quốc, Nga vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt hiện có đối với Bình Nhưỡng.