Nắng nóng cao điểm, nông dân Nghệ An tích cực tưới nước cứu dưa

(Baonghean.vn) - Những ngày này, bà con nông dân trồng dưa hấu ở xã Thượng Tân Lộc (Nam Đàn) đang nỗ lực tưới nước cứu dưa trong nắng nóng. 

bna_1.JPG
Những ngày qua, thời tiết Nghệ An nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất dao động 40 - 42 độ C, nhiều diện tích dưa mới trồng ở xã Thượng Tân Lộc bị héo lá, cháy lá, chết. Lúc này, tưới nước cho dưa là công việc khẩn trương, cấp bách của bà con nông dân. Ảnh: Huy Thư
bna_2.JPG
Hiện nay, các hộ trồng dưa ở địa phương đang huy động mọi phương tiện, dụng cụ sẵn có mang ra đồng để tưới dưa. Ảnh: Huy Thư
bna_3.JPG
Tùy vào vị trí thửa ruộng mà các hộ dân sử dụng nguồn nước tưới dưa thích hợp. Những ruộng dưa gần đồng lúa thì bà con vét mương dẫn nước về, gần ao hay gần sông thì dùng máy hút. Nhiều hộ có ruộng dưa xa nguồn nước thì khoan giếng ngay giữa ruộng... Ảnh: Huy Thư
bna_4.JPG
Ông Trần Văn Minh ở xóm Hợp Tân cho biết, gia đình ông vụ này trồng hơn 2,5 sào dưa hấu. Năm trước, tuy đã khoan giếng giữa ruộng nhưng chưa có máy bơm, mỗi khi tưới phải đi mượn khá phiền phức. Nay vừa mua được 1 bộ máy mới, ông bà vội đưa ra ruộng, khẩn trương bơm nước tưới dưa. Ảnh: Huy Thư
bna_5..JPG
Ông Nguyễn Văn Sỹ ở xóm Thanh Tân cho hay: Trời nắng to, ruộng khô, nóng, cây dưa đang còn non, không nên tưới sớm, tưới vội. Do đó, nhà ông chở máy bơm ra ruộng sớm, nhưng vẫn chờ cho mặt trời gần xuống núi, trời mát mới bắt đầu tưới dưa. Theo ông Sỹ, do ruộng khô nên mỗi lần tưới kéo dài 4 -5 tiếng đồng hồ, tốn khoảng 20 lít dầu/6 sào dưa. Ảnh: Huy Thư
bna_6.JPG
Nhiều hộ có ruộng dưa xa nguồn nước, chưa khoan được giếng... phải chở từng can nước sạch từ nhà ra ruộng để tưới cho dưa. Ảnh: Huy Thư
bna_7.JPG
Chị Nguyễn Thị Hiển ở xóm Thanh Tân mùa này làm 4 sào dưa chia làm 2 lứa. Lứa sau 3 sào mới xuống giống được hơn 10 ngày. Hàng ngày, vợ chồng chị phải dùng xe bò chở nước từ nhà cách 3km ra ruộng để tưới dưa. Mỗi buổi tưới phải chở 2 xe. Ảnh: Huy Thư
bna_8.JPG
Vụ dưa xuân - hè này, xã Thượng Tân Lộc có hơn 130 ha, được các hộ dân trồng nhiều đợt: Trà sớm, dưa đã vươn kín luống, ra hoa, đậu quả. Những trà dưa muộn mới trồng cách nay 1 tuần, 10 ngày, 15 ngày, gặp thời tiết khô hạn, nắng nóng, dưa phát triển kém, sống lay lắt. Ảnh: Huy Thư
bna_9.JPG
Cùng với tưới nước, người dân đang khẩn trương lấp gốc giữ ẩm cho cây. Được biết, trong điều kiện nắng nóng, ruộng khô, đất trắng, cây dưa còn nhỏ, việc cung cấp nước tưới quyết định đến sự sống còn, sự phát triển, năng suất, sản lượng của dưa. Ảnh: Huy Thư
bna_10..JPG
Thời điểm nắng nóng kéo dài, việc sử dụng bình bơm thuốc sâu để phun nước tuy tiết kiệm được nước, nhưng hiệu quả "chống cháy" không cao. Theo bà con, nếu phun không đủ nước "chỉ mới làm nóng đất" sẽ không cứu được dưa mà còn làm cây chết dần. Ảnh: Huy Thư
bna_11.JPG
Bước đầu, nắng nóng đã gây thiệt hại cho bà con trồng dưa ở đây. Bà Nguyễn Thị Loan ở xóm Thanh Tân cho biết, vụ dưa này gia đình bà trồng 18 sào, chủ yếu là dưa Thái, chia làm 3 đợt. 2 đợt sau khoảng 15 sào mới xuống giống cách đây 10 ngày, dưa lên đẹp, đều nhưng do gặp nắng nóng, nay đã chết gần hết, phải móc từng gốc gieo lại. Bà Loan cho biết, để trồng 6 sào dưa cần 5 gói hạt giống (160.000 đồng/gói), gieo lại phải tốn chi phí gấp đôi. Ảnh: Huy Thư
Nông dân xã Thượng Tân Lộc nỗ lực tưới dưa. Video: Huy Thư

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.