Nghệ An: Tích cực cứu lúa ở vùng cuối kênh bị hạn hán

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Liên tiếp những ngày vừa qua nắng nóng gay gắt, một số diện tích lúa hè thu vùng cuối kênh trên địa bàn Nghệ An thiếu nước, các đơn vị quản lý thuỷ lợi và nông dân đang tích cực tập trung chống hạn cứu lúa ngay từ đầu vụ.
Một số diện tích ở cánh đồng Cây Bún xóm Rú, xã Công Thành, huyện Yên Thành thiếu nước. Ảnh: Văn Trường ảnh 1

Một số diện tích ở cánh đồng Cây Bún xóm Rú, xã Công Thành, huyện Yên Thành thiếu nước. Ảnh: Văn Trường

Có mặt tại cánh đồng Cây Bún, xóm Rú, xã Công Thành, huyện Yên Thành, lúa hè thu đang giai đoạn phát triển đẻ nhánh nhưng bị thiếu nước, nhiều vạt ruộng nứt nẻ.

Ông Trần Tâm ở xóm Rú, xã Công Thành cho biết: Mấy ngày nắng nóng, nước từ các trạm bơm chảy về không kịp nên ruộng bị thiếu nước, chúng tôi phải chủ động đưa máy bơm dầu mi ni bơm nước ở vùng cuối kênh lên.

Đại diện UBND xã Công Thành cho biết: Vụ hè thu này xã Công Thành gieo cấy trên 500 ha lúa hè thu, do nắng nóng kéo dài nên bị hạn hán khoảng trên 15 ha ở các vùng cuối kênh. Xã đã chỉ đạo các xóm triển khai hơn 10 máy bơm dầu mi ni dã chiến đặt ở các dòng kênh, ao để bơm nước lên cho lúa. Ngay từ đầu vụ xã đã triển khai nạo vét trên 5 km kênh mương, duy tu bờ vùng bờ thửa để tránh thất thoát nước.

Nông dân bơm nước lên cánh đồng Cây Bún, xóm Rú, xã Công Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Văn Trường ảnh 2
Nông dân bơm nước lên cánh đồng Cây Bún, xóm Rú, xã Công Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Văn Trường

Tại cụm bơm điện xã Đại Thành thuộc Xí nghiệp Thủy lợi Yên Thành thời điểm này đang hoạt động hết công suất. Theo các công nhân vận hành trạm bơm, trạm bơm tưới cho gần 300 ha lúa của các xã: Đại Thành, Lý Thành, Liên Thành, Mỹ Thành, Minh Thành, họ đã thay phiên nhau tiến hành bơm nước suốt 10 ngày qua. Để đạt hiệu quả, trạm thực hiện phương pháp vùng xa tưới trước, vùng thấp tưới sau, khi vận hành bơm không để nước tràn kênh gây lãng phí nước, hao tổn điện năng…

Ông Lê Văn Hồng - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thành cho biết thêm: Vụ hè thu này huyện Yên Thành gieo cấy trên 11.500 ha lúa. Do nắng nóng kéo dài, có khoảng trên 100 ha diện tích vùng cuối kênh thường bị thiếu nước. Hiện nay huyện đã phối hợp với Xí nghiệp Thuỷ lợi Yên Thành cho đặt 6 máy bơm chuyền dã chiến.

Cụm bơm xã Đại Thành, huyện Yên Thành hoạt động hết công suất phục vụ tưới lúa hè thu. Ảnh: Văn Trường ảnh 3
Cụm bơm xã Đại Thành, huyện Yên Thành hoạt động hết công suất phục vụ tưới lúa hè thu. Ảnh: Văn Trường

Cũng tại thời điểm này, Xí nghiệp Thuỷ lợi Quỳnh Lưu đã chuẩn bị sẵn sàng 4 máy bơm dầu dã chiến loại công suất 600 m3/giờ, các máy bơm được đặt tại các vùng đầu kênh N26 kênh N24 để bơm tưới cho trên 100 ha lúa có nguy cơ hạn ở các xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng…

Thời điểm này, các trạm bơm điện ở huyện Nam Đàn đang tích cực bơm chống hạn cho vùng cuối kênh. Ông Nguyễn Sơn Trà, Giám đốc Xí nghiệp Thuỷ lợi Nam Đàn cho biết: Vụ hè thu này đơn vị tưới cho trên 5.000 ha lúa hè thu (chủ yếu hệ thống trạm bơm). Trong đó có trên 60 ha lúa tập trung ở các xã Xuân Lâm, Hùng Tiến, Kim Liên (Nam Đàn) nằm ở vùng cuối kênh nên thường xuyên bị thiếu nước.

Cánh đồng lúa xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương thiếu nước ngay từ đầu vụ. Ảnh: Văn Trường ảnh 4
Cánh đồng lúa xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương thiếu nước ngay từ đầu vụ. Ảnh: Văn Trường

Trước thực trạng đó, đơn vị đã triển khai hoạt động đồng loạt 17 trạm bơm (50 máy bơm) để tưới lúa, tập trung bơm tưới luân phiên, dồn ép nước trên kênh để cấp nước cho diện tích lúa nằm ở vùng khó khăn.

Hiện nay vùng thuỷ lợi Nam có trên 300 ha lúa hè thu nằm ở vùng cuối kênh có nguy cơ thiếu nước, tập trung ở các xã Nghi Lâm, Nghi Mỹ, Nghi Kiều (Nghi Lộc), xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam (Hưng Nguyên), các xã Xuân Lâm, Hùng Tiến, Kim Liên (Nam Đàn).

Đơn vị thuỷ lợi đã chỉ đạo các xí nghiệp thuỷ lợi cho 38 trạm bơm lớn nhỏ vận hành hoạt động hết công suất. Ưu tiên dồn ép nước cho các vùng cuối kênh, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên đã chuẩn bị 15 máy bơm dầu dã chiến để lắp đặt ở các vị trí thường thiếu nước sẵn sàng bơm khi thiếu.

Bơm nước chống hạn cho lúa hè thu tại huyện Nam Đàn. Ảnh: Văn Trường ảnh 5
Bơm nước chống hạn cho lúa hè thu tại huyện Nam Đàn. Ảnh: Văn Trường

Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ lợi, những ngày vừa qua nắng nóng kéo dài, đã khó khăn về nước tưới lúa hè thu. Vì vậy để chủ động chống hạn, Chi cục Thuỷ lợi yêu cầu các địa phương các đơn vị thuỷ lợi rà soát tình hình nguồn nước. Lập phương án tưới chống hạn cho từng vùng, từng công trình và thực hiện khi hạn hán thiếu nước xảy ra.

Bơm nước sông Đào lên tưới lúa ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Văn Trường ảnh 6
Bơm nước sông Đào lên tưới lúa ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Văn Trường

tin mới

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. 

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

Thành phố Vinh nâng tầm sản phẩm OCOP

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở thành phố Vinh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Qua đó, đã khai thác được tiềm năng vùng ven đô, tạo sinh kế cho lao động các địa phương và phục vụ du lịch.

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.