Ngớt mưa, người dân Thanh Chương bắt tay khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Đến ngày 27/9, ở huyện Thanh Chương mưa đã ngớt, trời hửng nắng và ở các địa phương bị ngập nước đã bắt đầu rút. Tranh thủ trời tạnh ráo, người dân đã dọn dẹp nhà cửa, khắc phục các sự cố do mưa lũ gây ra và ổn định cuộc sống.

bna_đưa tài sản về.jpg
Nhiều hộ dân ở xã Thanh Mỹ đã đưa tài sản về nhà sau 1 ngày di dời tránh lũ. Ảnh: CSCC

Ông Phạm Xuân Lực - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ cho biết: “Đến trưa nay, 20 hộ dân trên địa bàn xã phải di dời do ngập sâu vào ngày 26/9, nay nước đã rút, chúng tôi đã huy động lực lượng hỗ trợ các hộ đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chuồng trại, đưa người và tài sản về nhà.

Hiện, các tuyến đường, cầu cống bị tràn, ngập và cầu Mỹ Sơn bị sạt mố cầu, chúng tôi đã làm chắn ba-ri-e, hướng dẫn người dân lưu thông bằng các tuyến đường khác. Đợi khi nước rút cạn sẽ nhanh chóng huy động lực lượng khắc phục sớm nhất các sự cố”.

bna_dọn dẹp.jpg
Người dân xã Thanh Mỹ vệ sinh đường làng sau mưa lớn. Ảnh: P.V

Còn ở xã Hạnh Lâm, ở nhiều nơi, nước rút nhưng chậm. Nhiều diện tích hoa màu, chè bị ngập nặng. Xã đã thành lập các đoàn đi kiểm tra tình hình, thống kê thiệt hại và có biện pháp khắc phục.

Anh Nguyễn Thành Luân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạnh Lâm cho biết: “Đối với diện tích chè vùng bãi gần sông nước ngập cao, hiện chúng tôi đã chỉ đạo các hộ dân chờ nước rút thì khơi thông dòng chảy, tiêu úng cho chè. Đối với diện tích ngô, sắn bị ngập sâu thì khi nước rút sẽ đánh giá mức độ thiệt hại và có cách khắc phục hợp lý.

Trên địa bàn có cầu tràn xóm Chuyền và một số tuyến đường liên thôn ngập sâu, xã đã làm biển báo, thanh chắn và cử lực lượng túc trực, hướng dẫn người dân không lưu thông qua đây”.

bna_chè Hạnh Lâm.jpg
Nhiều diện tích chè công nghiệp gần sông ở xã Hạnh Lâm bị ngập úng. Ảnh: P.V

Ở các địa phương khác, do ảnh hưởng của mưa lớn liên tục trong 2 ngày qua khiến nhiều diện tích vụ đông sớm bị ngập úng. Tranh thủ trời nắng ráo, người dân đã ra đồng tháo nước, tích cực tiêu úng cho cây trồng. Một số điểm bị sạt lở đất trên các tuyến đường nhưng không đáng kể, địa phương đã huy động lực lượng chủ động khắc phục.

Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: Hiện nay, ở huyện Thanh Chương mưa đã ngớt và nước đang rút dần. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, các thuỷ điện xả lũ do đó, huyện yêu cầu các địa phương phải nắm bắt diễn biến của thời tiết và thông tin kịp thời đến người dân; thực hiện tốt 4 tại chỗ, đặc biệt tăng cường kiểm soát, kiểm tra các khu dân cư sống gần sông, suối và khu thấp trũng để có giải pháp di dời kịp thời khi có sự cố khẩn cấp. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động nhân dân tuyệt đối không được đánh bắt cá trên các sông, suối khi nước đang ở mức cao để tránh các sự việc đáng tiếc xảy ra”.

bna_2.jpg
Các điểm giao thông bị sạt lở, ngập sâu, chính quyền đã lắp thanh chắn, cử lực lượng túc trực. Ảnh: P.V

Chiều ngày 25 đến sáng 27/9/2023 trên địa bàn huyện Thanh Chương xảy ra mưa to kèm lốc đã làm thiệt hại đến tài sản và hoa màu của nhân dân. Cụ thể: Có 23 nhà dân bị ngập khoảng 20-50cm; Có 8 tuyến đường bị ngập sâu; Tốc 2 mái tôn của nhà dân khoảng 120m2; 1 cột điện Vinaphone bị gãy; 135m bờ rào xây hộ dân bị đổ; sập 01 cầu dân sinh ở xã Thanh Nho; sạt lở đất hoàn toàn mố cầu ở Thanh Mỹ; Đường và lề đường các loại bị sạt lở trên 500m.

Thiệt hại về nông nghiệp: Thuỷ sản: Ao hồ bị tràn thiệt hại 30-70%: 27,5 ha; Ngô, rau màu thiệt hại 30-70%: 18,5ha; Lúa bị ngập: 2 ha (xã Thanh Mỹ).

bna_thu hoạch sắn.jpg
Tranh thủ nắng ráo, người dân Thanh Ngọc thu hoạch sắn tránh thối úng. Ảnh: P.V

tin mới

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.