Xã hội

Người cao tuổi Nghệ An 'giữ lửa' nghề truyền thống

Huy Thư 01/10/2024 06:30

Người cao tuổi không chỉ sống vui, sống khỏe, tham gia lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà còn góp phần gìn giữ nghề thủ công truyền thống ở các địa phương.

bna_1(4).jpg
Các địa phương trong tỉnh từ miền xuôi đến miền ngược đang duy trì nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề mang tính đặc trưng của vùng, miền. Điều dễ nhận thấy là hiện nay lực lượng lao động tham gia những nghề này chủ yếu là người cao tuổi. Trong ảnh: Người cao tuổi xã Thanh Dương (Thanh Chương) duy trì nghề đan lát đã có từ lâu đời. Ảnh: Huy Thư
bna_2(4).jpg
Nghề thủ công truyền thống đòi hỏi sự chăm chỉ, khéo tay, không cần quá nhiều sức lực, người cao tuổi sống mạnh khỏe, đặc biệt là các bà, các mẹ vẫn có thể tham gia. Nhiều gia đình ở các làng nghề cả hai vợ chồng già cùng làm nghề và hỗ trợ cho nhau trong lúc lao động. Bà Nguyễn Thị Nhỏ (66 tuổi) ở xã Thanh Lương (Thanh Chương) chia sẻ: Các con đi làm xa, hai vợ chồng bà mỗi năm đan hàng trăm chiếc sảo tre, vừa có thu nhập, vừa giữ nghề truyền thống. Ảnh: Huy Thư
bna_3..jpg
Trong số các nghề thủ công truyền thống, nghề đan lát (nong, nia, thúng, mủng, đúa, sảo, dần, sàng) có lẽ là nghề được người cao tuổi tham gia đông nhất. Ảnh: Huy Thư
a
Nghề thủ công truyền thống được trao truyền qua các thế hệ. Người cao tuổi không chỉ làm nghề, giữ nghề mà còn có vai trò quan trọng trong việc dạy nghề, truyền nghề cho con cháu. Ảnh: Huy Thư
bna_5..jpg
Hiện nay, giới trẻ thường chuộng những nghề đem lại thu nhập cao, đi làm công ty hay đi xuất khẩu lao động... do đó, ở quê thường chỉ mỗi người già gắn bó với nghề thủ công truyền thống. Nếu thiếu người cao tuổi thì không ít nghề thủ công truyền thống sẽ lụi tàn. Ảnh: Huy Thư
bna_6(1).jpg
Thu nhập của nghề thủ công truyền thống đem lại không cao so với nhiều nghề lao động chân tay khác, nhưng được người cao tuổi các địa phương tiếp nối, gìn giữ bằng cả sự đam mê, yêu thích. Ảnh: Huy Thư
bna_7..jpg
Bằng sự chăm chỉ, cần mẫn, sự khéo léo của đôi tay, các cụ cao tuổi đã “thổi hồn” vào những nguyên liệu quen thuộc, thân thiện với môi trường, để tạo ra những sản phẩm chất lượng chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần nâng cao thu nhập. Ảnh: Huy Thư
bna_8.jpg
Với việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa và nỗ lực giữ nghề, truyền nghề của các nghệ nhân cao tuổi sẽ mang lại sức sống bền vững hơn cho các nghề truyền thống. Trong ảnh: Người cao tuổi làm nghề bện chổi ở xã Thanh Lương (Thanh Chương). Ảnh: Huy Thư
bna_9a.jpg
Trong quá trình làm nghề, những nghệ nhân cao tuổi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền lửa, giữ nghề. Cụ Trần Đình Thức (82 tuổi) ở xã Kim Liên mặc dù cao tuổi vẫn gắn bó với nghề rèn hàng chục năm qua. Cụ Thức chia sẻ: Nghề thợ rèn vất vả, khó nhọc, nhưng tôi vẫn yêu nghề, gắn bó với nghề đã chọn và chỉ dừng nghề “khi không làm được nữa”. Ảnh: Huy Thư
bna_10.jpg
Người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong việc duy trì nghề thủ công truyền thống. Ở làng nồi xã Trù Sơn (Đô Lương) có những nghệ nhân cao tuổi sành điệu trong việc nặn nồi, đặc biệt là vung nồi, mà những người trung tuổi theo nghề nhiều năm chưa hẳn đã làm được. Ảnh: Huy Thư
bna_11.jpg
Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, hăng say lao động có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy, trao truyền nghề thủ công truyền thống ở các địa phương. Thiết nghĩ, cần có những hoạt động tuyên dương, động viên người cao tuổi, các nghệ nhân ở các làng nghề là điều nên làm. Ảnh: Huy Thư
Vợ chồng ông Văn Đình Hải (68 tuổi) ở xã Thanh Lương (Thanh Chương) sản xuất mỗi năm hàng trăm chiếc sảo tre. Video: Huy Thư
Mới nhất
x
x
Người cao tuổi Nghệ An 'giữ lửa' nghề truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO