Nhà ở xã hội cho công nhân tại Nghệ An: Nhiều dự án nằm trên giấy

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean)- Nhà ở xã hội cho công nhân là một trong những điều kiện, tiêu chí về an sinh để người lao động quyết định vào làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại các khu công nghiệp ở Nghệ An, vì nhiều lý do, các dự án nhà ở xã hội triển khai rất khó triển khai

Những dự án "trên giấy"

Từ năm 2005, sau khi khởi công Khu công nghiệp (KCN) Nam Cấm tại huyện Nghi Lộc, cùng với đầu tư hạ tầng KCN, tỉnh Nghệ An đã xúc tiến, thu hút dự án nhà ở xã hội. Tháng 8/2010, UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đối với các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó, năm 2012, UBND tỉnh phê duyệt dự án nhà ở cho công nhân thuê tại KCN Nam Cấm.

Một góc Khu Công nghiệp Nam Cấm. Ảnh Tư liệu P.V

Một góc Khu Công nghiệp Nam Cấm. Ảnh Tư liệu P.V

Ngày 28/7/2017, UBND tỉnh phê duyệt quyết định về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại các KCN. Theo đó, trong năm 2018, triển khai đầu tư xây dựng hai nhà cao 5 tầng để đáp ứng chỗ ở cho khoảng 2.000 công nhân ở KCN Nam Cấm, KCN WHA; đến năm 2020, tiếp tục xây dựng một nhà cao 5 tầng cho khoảng 1.000 công nhân ở KCN VSIP. Thời điểm đó, tỉnh đã giao Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng KCN Nghệ An tiến hành khảo sát, lập đề án để sớm thông qua nhưng không hề có dự án nào được triển khai.

Năm 2019, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng 2 khu nhà tại 2 xã Nghi Xá và Nghi Tiến (Nghi Lộc) để giải quyết chỗ ở cho khoảng 2.600 công nhân nhưng 2 dự án này cũng “dậm chân tại chỗ”.

Dự án Lux-shera ICT tại KCN VSIP thiết kế cùng với thi công xây dựng nhà xưởng vừa làm khu nhà ở cho chuyên gia, người lao động nên triển khai khá thuận lợi. Ảnh: Nguyễn Hải

Dự án Lux-shera ICT tại KCN VSIP thiết kế cùng với thi công xây dựng nhà xưởng vừa làm khu nhà ở cho chuyên gia, người lao động nên triển khai khá thuận lợi. Ảnh: Nguyễn Hải

Tại thành phố Vinh, ngày 8/6/2013, Công ty CP ĐT XD TM Đại Huệ làm lễ khởi công công trình nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị Đồng Dâu do Công ty này làm chủ đầu tư. Đây là dự án nhà ở xã hội đón đầu gói 30.000 tỷ đồng ưu đãi vốn vay của nhà nước theo Nghị quyết 02/ 2013 của Chính phủ. Dự án Khu đô thị Đồng Dâu có tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng, tổng diện tích 9 ha, đã được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt dự án vào năm 2010.

Tuy nhiên, dự án này chỉ khởi công mà không thi công. Đến nay, dự án được nhiều kỳ vọng này vẫn đang "nằm trên giấy".

Một khu nhà trọ của công nhân sống tại gần KCN Bắc Vinh, xã Hưng Đông khá tạm bợ và ẩm thấp. Ảnh Tư liệu: Diệp Thanh

Một khu nhà trọ của công nhân sống tại gần KCN Bắc Vinh, xã Hưng Đông khá tạm bợ và ẩm thấp. Ảnh Tư liệu: Diệp Thanh


Đại diện lãnh đạo một công ty xây dựng lớn đóng trên địa bàn phường Trung Đô, TP. Vinh chia sẻ: thời điểm 2015, công ty được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng của ngân hàng để làm nhà ở xã hội, tập thể cho công nhân ngay trên chính đất của công ty nhưng cũng thấy mệt mỏi vì thủ tục vay vốn hỗ trợ quá phức tạp, liên tục có các đoàn về kiểm tra, thanh tra. Vì thế, sau khi triển khai dự án này, doanh nghiệp không còn muốn tham gia dự án làm nhà ở xã hội nữa.

Nhu cầu bức thiết

Theo Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, hiện có trên 29.000 công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế nhưng ngoại trừ số ít nhà ở cho cán bộ chuyên gia và người lao động của Lux-share ICT tại KCN VSIP, còn rất nhiều lao động các huyện và tỉnh Hà Tĩnh về các KCN Bắc Vinh, VSIP, Nam Cấm, Industrial Nghệ An 1… làm việc nhưng không có nhà ở. Hiện tại, nhu cầu nhà ở xã hội cho công nhân rất lớn nhưng tỉnh chưa có một khu nhà ở xã hội cho công nhân đúng nghĩa nào.

Phối cảnh dự án nhà ở xã hội của Công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí nhưng nay đã chết yểu và chuyển sang mục đích nhà ở thương mại. Ảnh: CTV

Phối cảnh dự án nhà ở xã hội của Công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí nhưng nay đã chết yểu và chuyển sang mục đích nhà ở thương mại. Ảnh: CTV

Đây cũng là một trong những lí do khiến các doanh nghiệp ở Nghệ An khó tuyển dụng lao động. Một lao động ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn cho biết: “Làm công nhân ở TP. Vinh hay huyện Nghi Lộc, tiếng là làm gần nhà nhưng không thể đi về được nên phải thuê nhà. Lương công nhân vốn khá thấp nên công ty hoặc tỉnh có chính sách hỗ trợ để công nhân được thuê hoặc ở nhà ở xã hội với giá vừa phải sẽ rất tiện lợi, lao động sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

Trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, giữ chân lao động, từ giữa năm 2021, tỉnh đã thu hút được 3 nhà đầu tư nhà ở xã hội, trong đó 2 dự án nhà ở xã hội của Công ty CP Điện mặt trời miền Trung MK và Công ty CP Thương mại quốc tế BMC làm chủ đầu tư tại các xã Nghi Long và Nghi Thuận, KCN Nam Cấm và 1 dự án của Công ty CP Địa ốc Kim Thi tại xã Nghi Xá.

Theo kế hoạch, sau khi làm thủ tục đầu tư, các dự án nhà ở xã hội trên sẽ khởi công vào quý III/2022, trong đó dự án Công ty Địa ốc Kim Thi tại Nghi Xá cuối quý II/2024 sẽ bàn giao, đi vào hoạt động; 2 dự án nhà ở Công ty CP Thương mại quốc tế BMC và Công ty CP Điện mặt trời miền Trung MK quý I/2027 sẽ bàn giao đưa vào hoạt động.

Phối cảnh khu nhà ở xã hội của Công ty CP địa ốc Kim Thi tại KCN Nam Cấm thuộc địa bàn xã Nghi Xá (Nghi Lộc). Ảnh: Internet.

Phối cảnh khu nhà ở xã hội của Công ty CP địa ốc Kim Thi tại KCN Nam Cấm thuộc địa bàn xã Nghi Xá (Nghi Lộc). Ảnh: Internet.

Sốt ruột trước tình trạng dự án nhà ở xã hội cho công nhân trên địa bàn triển khai quá chậm, đại diện Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam cho biết, một mặt đang đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh đôn đốc, chỉ đạo nhà đầu tư bố trí vốn, nhân lực đẩy nhanh tiến độ đầu tư theo cam kết; mặt khác cũng khuyến cáo, mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI sử dụng nhiều lao động, khi đầu tư vào KCN Nghệ An nên tính toán, bố trí nguồn lực để triển khai dự án nhà ở xã hội cho người lao động; Ban quản lý Khu Kinh tế sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về thủ tục, quy hoạch xây dựng. Hy vọng như vậy các doanh nghiệp Nghệ An sẽ thu hút và giữ chân được lao động ở lại làm ăn, cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp./.

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.