Nhức nhối xuất khẩu lao động 'chui' ở Tương Dương

(Baonghean) - Xuất khẩu lao động được huyện Tương Dương coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Nhưng việc triển khai công tác này đang gặp rất nhiều khó khăn, trong khi số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo con đường không chính ngạch lại đang ngày càng tăng…

Năm học vừa rồi, Trường THCS Lưu Kiền (Tương Dương) có 2 học sinh lớp 8 bỏ học đều với lý do... ra nước ngoài làm việc; đó là trường hợp của em Lô Văn Điệp và em Vi Mạnh Đạt. Và theo trao đổi của cô giáo Nguyễn Thị Nhung - Phó Hiệu trưởng nhà trường thì, hầu như năm nào trường cũng có học sinh bỏ học với lý do đi tìm việc làm ở miền Nam. Tuy nhiên, trên thực tế đa phần các em nghe theo lời rủ rê của người lớn đi lao động ở nước ngoài. 

Cán bộ phụ nữ xã Tam Quang (Tương Dương) trao đổi với lao động bị lừa  trở về từ Trung Quốc.
Cán bộ phụ nữ xã Tam Quang (Tương Dương) trao đổi với lao động bị lừa trở về từ Trung Quốc.

Ở xã Lưu Kiền tính đến thời điểm này có hơn 200 lao động làm việc tại các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, ngoài đối tượng học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, thì thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi lao động khá cao. Hình thức chủ yếu là đi theo con đường du lịch (Lào, Thái Lan) hoặc đi chui sang Trung Quốc bằng đường bộ. Thời gian qua khá nhiều lao động tự do cư trú bất hợp pháp ở Thái Lan, Trung Quốc đã bị bắt, bị chủ lao động lợi dụng không trả tiền công, nhưng dù vậy số người đi làm ăn xa vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Ông Vi Văn M (bản Lưu Phong), một trong những người vừa được trở về từ Trung Quốc cho biết: “Sang đó (Trung Quốc), rất nhiều lao động Việt Nam phải sống chui lủi vì không có giấy tờ hợp lệ. Chính tôi, còn bị chủ lao động lừa, cố tình kêu công an đến bắt để khỏi trả lương. Tuy nhiên, nếu may mắn thì làm ở nước ngoài vẫn tốt hơn vì có thu nhập cao hơn ở nhà”.

Ông La Văn Bống - Phó Chủ tịch xã Lưu Kiền cho biết thêm: "Vì điều kiện kinh tế khó khăn, không có việc làm nên người dân trong xã phải đi nơi khác làm ăn. Tuy nhiên, đa phần đều đang đi theo con đường bất hợp pháp. Người dân không mặn mà với con đường chính ngạch bởi thời gi

Nhiều lao động trẻ dư thừa tại các huyện nghèo - Ảnh: Xuân Hoàng.
Nhiều lao động trẻ dư thừa tại các huyện miền núi - Ảnh: Xuân Hoàng.

an qua có vài người đi về nhưng họ thấy kết quả mang lại chưa cao; thủ tục vay vốn lại rườm rà...". 

Tương Dương là 1 trong 3 huyện được thụ hưởng “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020” theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù vậy sau hơn 5 năm triển khai, số lao động đi theo chương trình này rất thấp, bình quân 33 lao động/năm, bằng 33% chỉ tiêu đề án (chỉ tiêu kế hoạch là 100 lao động/huyện/năm). Riêng 6 tháng đầu năm 2016, toàn huyện Tương Dương chỉ mới có 12 người đi lao động xuất khẩu sang các nước Ả Rập. Con số này, nếu so sánh với 1.506 người đang đi theo con đường tự do sang nước ngoài làm việc trong 6 tháng đầu năm 2016 là rất nhỏ. 

Trung tá Trần Phúc Tú - Trưởng Công an huyện Tương Dương: "Việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng con đường không chính thống dẫn đến rất nhiều những hệ lụy như mất ổn định an ninh, khó quản lý về nhân khẩu và người lao động nếu không tỉnh táo dễ bị lừa đảo.... Về thực tế, việc quản lý hiện rất khó khăn bởi lúc đi khỏi địa bàn họ thường không khai báo hoặc bảo đi làm ăn xa.".

Ông Lô Thanh Nhất - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cũng thừa nhận: Huyện và các ban, ngành vừa đẩy mạnh việc tuyên truyền về xuất khẩu lao động, vừa có đề án riêng về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn (trong đó chú trọng đến xuất khẩu lao động) nhưng hiệu quả đạt được còn thấp. Nguyên nhân chính, một phần do huyện tuyên truyền “chưa đúng, chưa trúng” nên người dân chưa thực sự tin tưởng. 

Mặt khác, quá trình triển khai còn có những bất cập như thị trường lao động dành cho các huyện nghèo chưa hấp dẫn, thủ tục rườm rà, nguồn vốn vay thấp, chưa tìm được các đơn vị làm về xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực. Về phía người dân, tự bản thân hầu hết chưa đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí về tác phong, kỹ năng lao động và sức khỏe.

Bài, ảnh: Mỹ Hà

tin mới

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.

Xu hướng du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Nghệ An

Xu hướng du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Nghệ An

(Baonghean.vn)- Biến động giá vé máy bay khiến xu hướng du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay ở Nghệ An ít nhiều có thay đổi. Theo đó, những tour đường bộ, điểm đến gần được nhiều du khách lựa chọn để tham quan, trải nghiệm trong kỳ nghỉ.

Phía sau những ly sữa...

Phía sau những ly sữa...

(Baonghean.vn) - Công ty CP Thực phẩm sữa TH có 20 phòng, ban và một Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn. Mười năm nay đảng bộ này liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ đây, chúng tôi nghĩ đến những nhân tố căn bản phía sau đã làm nên thương hiệu sữa TH trên thị trường toàn quốc.