Những chiếc xe đạp nghĩa tình

(Baonghean) - Tự tay xin những chiếc xe đạp cũ, sửa chữa để trao tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tiết kiệm tiền tặng học bổng hoặc nhận đỡ đầu các cháu học sinh nghèo... là những việc làm cụ thể hóa mô hình “Nâng bước em đến trường” mà các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã, đang thực hiện nhiều năm qua. Cùng với nhiều cách làm khác, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong toàn lực lượng vì thế cũng ngày càng được lan tỏa sâu rộng.
Những việc làm thiết thực

Thị trấn Tân Lạc của huyện miền núi Quỳ Châu những ngày đầu tháng 5 nắng như đổ lửa. Sau hơn 2 tháng nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19, học sinh nơi đây bắt đầu trở lại trường vào đầu tháng 5. Thời tiết khắc nghiệt, vậy mà cậu bé Đinh Hữu Nghĩa, học lớp 3A Trường Tiểu học thị trấn Tân Lạc vẫn đội đầu trần, với nụ cười tươi rói, vận bộ đồ cộc tay đạp xe chạy phăng phăng mặc cho mặt mũi đỏ gay vì nắng nóng. “Từ khi được các chú bộ đội ở Ban CHQS huyện Quỳ Châu tặng cho chiếc xe đạp này, cháu nó vui lắm, thích đi học hơn và ít buồn hơn khi nghĩ về mẹ”, ông Đinh Văn Du, ông nội của Nghĩa cho biết. 
Cán bộ Ban CHQS huyện Quỳ Châu thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đóng quân; Niềm vui của em Đinh Hữu Nghĩa khi được Ban CHQS Quỳ Châu tặng xe đạp; Giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Tân Lạc hướng dẫn em Nghĩa học bài tại nhà trong dịp nghỉ tránh dịch bệnh. Ảnh: Hoài Thu
Cán bộ Ban CHQS huyện Quỳ Châu tặng xe đạp và động viên em Đinh Hữu Nghĩa vươn lên trong học tập. Ảnh: Hoài Thu

Năm nay đã 70 tuổi, ông Đinh Văn Du và vợ là bà Trần Thị Bình, 68 tuổi, sức đã yếu, mắt đã mờ nhưng gần chục năm qua vẫn thay con trai chăm sóc, dạy dỗ hai cháu nội là Đinh Hữu Nghĩa và cô em gái của Nghĩa năm nay lên lớp mẫu giáo lớn. Bố của Nghĩa từ khi vợ bỏ đi khi thì giao con lại cho ông bà chăm sóc từ khi cậu bé mới hơn 1 tuổi để bươn chải đi làm thuê làm mướn khắp nơi. Vuốt mái tóc cháy nắng của cháu, bà Trần Thị Bình kể lại những ngày thay con chăm cháu mà nước mắt chực tuôn rơi.

Từ nhỏ hai anh em Nghĩa đã thiếu đi sự yêu thương, chăm sóc của người mẹ, và ít khi được ở gần bố. Bởi vậy, nhắc đến bố mẹ, ánh mắt Nghĩa đượm buồn, và chỉ biết lắc đầu trước những câu hỏi. Từ những ngày đầu chập chững đến lớp, từ Mầm non đến Tiểu học Nghĩa được ông nội đưa đến trường, khi thì đi bộ, khi thì bằng chiếc xe đạp điện đã không còn xạc điện được. Nhà cách trường tầm 3km, con đường khá ngoằn ngoèo nên những lúc mưa gió, những hôm ông nội của Nghĩa đau ốm, em đành phải đi bộ. Nhiều hôm em phải nhịn đói đến trường vì nhà hết gạo để ăn. Mọi chi phí sinh hoạt đều trông chờ vào số tiền bố Nghĩa làm thuê gửi về. Bởi vậy, “được các chú bộ đội tặng xe cháu vui sướng lắm. Cháu tự mình đạp xe đi học, thấy thích đến trường hơn”, Nghĩa cười tít mắt thỏ thẻ bày tỏ, tay vẫn cầm chặt ghi đông mân mê, bàn chân trần vẫn gác trên pê đan, rồi Nghĩa nói "Cháu cảm ơn các chú bộ đội nhiều lắm". 

Cũng bằng ánh mắt lấp lánh niềm vui, em Lương Tuấn Hiệp ở khối Hoa Hải, thị trấn Tân Lạc cho hay, năm lớp 3 em được các chú bộ đội tặng cho chiếc xe đạp màu xanh. “Từ lâu em luôn mơ ước có xe đạp để đi học, để đỡ phải đi bộ, để bà ngoại đỡ khổ hơn”, Lương Tuấn Hiệp lí nhí bày tỏ. Năm nay Hiệp đã là học sinh lớp 4, cũng là hơn 1 năm Hiệp tự mình đạp xe đến trường. Quãng đường 3km dường như đã ngắn hơn đối với cậu bé nghèo thiếu vắng tình thương của người cha, và phải chịu hoàn cảnh khó khăn khi mẹ và ông bà ngoại đều bệnh tật, đau ốm liên miên.
Căn nhà mà Lương Tuấn Hiệp ở cùng ông bà ngoại trống tuềnh trống toàng, không có bàn ghế, chỉ có 1 chiếc giường và cái bàn học của Hiệp cùng chiếc xe đạp các chú bộ đội tặng. Ông ngoại của Hiệp sinh năm 1969 nhưng bị tâm thần nhiều năm, không có khả năng lao động. Bà ngoại ít hơn ông 3 tuổi, vừa bị bệnh đau dạ dày, vừa thoát vị đĩa đệm nên không thể lao động nặng, chỉ quanh quẩn ở nhà nuôi dăm con gà, chăm chồng bệnh tật. Mẹ của Hiệp bị nhiễm bệnh xã hội từ người chồng nghiện ngập đã nhiều năm, sức khỏe yếu nên đi làm thuê được đồng nào hay đồng ấy. 
Cán bộ Ban CHQS huyện Quỳ Châu đến thăm gia đình em Lương Tuấn Hiệp lớp 4A2 Trường Tiểu học Châu Hạnh. Ảnh: Hoài Thu
Cán bộ Ban CHQS huyện Quỳ Châu đến thăm gia đình em Lương Tuấn Hiệp lớp 4A2 Trường Tiểu học Châu Hạnh. Ảnh: Hoài Thu

“May còn có cô con gái út đang đi làm thuê trong Đồng Nai thỉnh thoảng cũng gửi tiền về hỗ trợ nuôi bố mẹ và cháu, chứ không thì chúng tôi chắc cũng chết đói lâu rồi”, bà Mạc Thị Hải, bà ngoại Hiệp buồn bã nói. Rồi bà Hải cho biết thêm, mấy năm trước Hiệp thường xuyên phải đi bộ tới trường, bữa no bữa đói thương lắm, nhưng ông bà không biết làm gì hơn. Được các chú bộ đội ở Ban CHQS huyện tặng xe đạp, cháu Hiệp vui mừng lắm, thích đến trường hơn nên kết quả học tập ngày càng tiến bộ. Năm vừa rồi còn được tặng giấy khen, và lúc nào cũng nói với bà rằng sau này “lớn lên cháu cũng muốn trở thành bộ đội như các chú”.

Những chiếc xe đạp dành cho các em Đinh Hữu Nghĩa và Lương Tuấn Hiệp nằm trong số 20 chiếc xe mà năm 2019, các cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện Quỳ Châu tặng cho các cháu học sinh khó khăn trên địa bàn huyện. Để có được những chiếc xe đạp tặng các cháu học sinh, Trung tá Lê Xuân Sơn - Chính trị viên BCH cho biết, Ban CHQS huyện Quỳ Châu đã phát động phong trào “Xe đạp cho em” bằng cách xin các xe đã qua sử dụng của gia đình các cán bộ, chiến sỹ trong ban chỉ huy và người thân của họ rồi tự tay tu sửa, làm mới. Mỗi chiếc xe được các chú bộ đội tự tay kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ sửa chữa lại hoặc thay thế những bộ phận hư hỏng, cũ mòn. Tranh thủ những thì giờ rảnh, cán bộ chiến sỹ nơi đây lại hì hục tháo, lắp, gửi gắm vào đó những tình cảm sẻ chia với hoàn cảnh của các em học sinh nghèo, tập trung chủ yếu tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện Quỳ Châu như Châu Hoàn, Châu Nga, Châu Bình.

Đỡ đầu học sinh khó khăn vươn lên học tập tốt

Thiếu tá Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng Ban tuyên huấn Bộ CHQS tỉnh cho biết, ngoài Ban CHQS huyện Quỳ Châu thì ở nhiều đơn vị khác cũng thực hiện tặng xe đạp cho học sinh nghèo trên địa bàn đóng quân. Ví như Ban CHQS huyện Đô Lương tặng 4 chiếc xe đạp cho 4 học sinh nghèo vượt khó ở 2 trường Tiểu học Trù Sơn và Đại Sơn; Ban CHQS huyện Tân Kỳ tặng 3 xe đạp cho 3 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Nghĩa Hoàn và Đồng Văn…
Thực hiện mô hình “Nâng bước em đến trường”, từ năm 2017 đến đầu năm 2020, các đơn vị trên địa bàn không chỉ tặng hàng chục chiếc xe đạp mà còn nhận đỡ đầu 31 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập.
Ở Ban CHQS huyện Quỳ Châu, ngoài trao tặng 20 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo theo chương trình “Xe đạp cho em”, hàng năm đơn vị còn nhận đỡ đầu 5 học sinh với khoản hỗ trợ 200 ngàn đồng/em/năm, góp phần giúp các em vơi bớt khó khăn và thêm động lực vươn lên học tập tốt.
Cán bộ Ban CHQS huyện Quỳ Châu trao quà hỗ trợ học sinh đỡ đầu ở bản Tà Lành, xã Châu Hạnh; Cán bộ Trung đoàn 764 tặng xe đạp cho học sinh Trường Tiểu học Nghi Đức; Cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 764 giúp trường Tiểu học Nghi Đức chỉnh trang khuôn viên. Ảnh: Hoài Thu
Cán bộ Ban CHQS huyện Quỳ Châu trao quà hỗ trợ học sinh đỡ đầu ở bản Tà Lành, xã Châu Hạnh (ảnh trên, bên trái); Cán bộ Trung đoàn 764 tặng xe đạp cho học sinh Trường Tiểu học Nghi Đức (ảnh trên, bên phải); Cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 764 giúp trường Tiểu học Nghi Đức chỉnh trang khuôn viên. Ảnh: Hoài Thu

Cô giáo Trần Thị Bình là cô giáo chủ nhiệm lớp 2B Trường Tiểu học Châu Hạnh cho hay, em Mạc Đình Nam là một trong những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn so với các bạn cùng lớp. Nam mồ côi bố từ khi mới lọt lòng, mẹ bị bệnh hiểm nghèo nên sức khỏe yếu không có khả năng chăm sóc. Em sống dựa vào sự cưu mang của ông bà nội cũng đã già yếu, ông nội em Nam lại bị nhiễm chất độc da cam từ khi còn tham gia chiến đấu trong quân đội nên cũng không có khả năng lao động nặng. Mọi chi tiêu gia đình chủ yếu dựa vào 2,1 triệu tiền trợ cấp của ông nội. Nghèo khó, nên thể trạng Nam nhỏ hơn nhiều so với bạn cùng trang lứa. Ngày ngày ông nội vẫn đều đặn đưa đón em đi học, những hôm trái gió trở trời thì nhờ hàng xóm láng giềng hoặc cô giáo chở giúp. “May thay có sự quan tâm của các chú bộ đội ở Ban CHQS huyện nhận đỡ đầu, hỗ trợ một khoản tiền nên ông bà yên tâm hơn, cháu Nam cũng được chăm sóc tốt hơn để vươn lên học hành”, ông Mạc Văn Diên, ông nội Nam cho biết. 

Không chỉ ở miền núi, mà ngay cả miền xuôi, rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng đã được các đơn vị thuộc Ban CHQS tỉnh quan tâm, giúp đỡ kịp thời. “Nhiều đơn vị bộ đội đã thực hiện kết nghĩa với các nhà trường tại địa bàn đóng quân, tạo cầu nối để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ các nhà trường đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, kết nghĩa phục vụ tốt hơn công tác dạy và học“, Thiếu tá Nguyễn Quốc Chiến - Ban tuyên huấn Bộ CHQS tỉnh cho biết. Ví như ở xã Nghi Đức, Trung đoàn 764 thực hiện kết nghĩa với Trường Tiểu học Nghi Đức, xã Nghi Đức, TP. Vinh, mỗi năm nhận đỡ đầu 2 học sinh với khoản hỗ trợ 300 ngàn đồng/tháng. Ngoài ra, Trung đoàn 764 còn tặng 6 xe đạp cho 6 học sinh nghèo trị giá hơn 7 triệu đồng. Trong 3 năm từ 2016 - 2019, ngoài giúp đỡ học sinh khó khăn, Trung đoàn 764 còn tặng sách vở, các suất quà trị giá hơn 17 triệu đồng; giúp hơn 600 ngày công tu sửa trường lớp, xây dựng cảnh quan và tặng hơn 900kg gạo, 1.200 kg rau xanh cho bếp ăn bán trú của trường. 

Lan tỏa học tập và làm theo Bác

Ngoài triển khai mô hình “Nâng bước em đến trường”, để tạo sức lan tỏa trong việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Thường trực triển khai, hướng dẫn các Đảng bộ, chi bộ cơ sở đăng ký thực hiện các mô hình nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với 4 nội dung Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội cụ Hồ” để các cơ quan, đơn vị tham khảo, lựa chọn, đăng ký triển khai. Tiêu biểu có các mô hình: “Tự soi, tự sửa”; “Một tập trung, hai đột phá”; “Thực hiện 3 chuyên cần, 5 mẫu mực; “Tiết kiệm bản thân, để phần người khó”; “Vườn tăng gia kiểu mẫu”; “Nâng bước em đến trường”; “Bộ đội của dân”; “Việc tử tế”; “Một địa chỉ, một tấm lòng”; “Ngày thứ 7, Chủ nhật vì dân”; “Gắn kết yêu thương giữa lương và giáo”; “Tôi yêu Tổ quốc tôi”; “Tuổi trẻ sáng tạo”,… Trong đó, một số mô hình hoạt động có chất lượng, hiệu quả như:“Nâng bước em đến trường” của Trung đoàn 764, Phòng Kỹ thuật, Ban CHQS huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Nam Đàn; mô hình “Vườn tăng gia kiểu mẫu” của Ban CHQS huyện Nghĩa Đàn; mô hình “Ngày thứ 7, Chủ nhật vì dân” của Ban CHQS huyện Nghi Lộc, Kỳ Sơn, Tân Kỳ; mô hình “Một địa chỉ một tấm lòng” của Ban CHQS TP. Vinh...

Thiếu tá Nguyễn Toàn Thắng - Trưởng Ban tuyên huấn Bộ CHQS tỉnh 

Những ngày đầu tháng 5, cái nắng gay gắt cũng không ngăn dược niềm vui của các em học sinh Trường Tiểu học Nghi Đức ùa ra sân trường ngay sau tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Đã hơn hai tháng nghỉ học vì phòng chống dịch bệnh, các em ai cũng hớn hở khi được trở lại trường học. Đối với hai cậu bé Lê Đức Dũng, lớp 5C và Dương Trọng Hoàn lớp 5B cũng vậy. Đều là những học sinh có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, được cán bộ Trung đoàn 764 cũng như nhà trường quan tâm thường xuyên. Hai em còn được tặng xe đạp và sách vở, cậu bé Dương Trọng Hoàn vui vẻ cho biết, "năm 2019 em được tham gia lễ báo công với các chú bộ đội Trung đoàn 764 ở quê hương Bác Hồ, được báo với Bác về những việc tốt em và các bạn đã làm được, và còn về rất nhiều việc làm mà các chú bộ đội đã giúp đỡ chúng em". Mẹ của em Dương Trọng Hoàn mất đã hơn 3 năm nay, bố làm bảo vệ cho một khách sạn nhỏ ở Thành phố Vinh. Hoàn còn có 1 em trai 5 tuổi. Khi chưa được tặng xe đạp, Hoàn phải đi bộ đến trường, chỉ những hôm bố Hoàn không phải đi làm sớm em mới được bố chở đi. "Từ khi được tặng xe đạp, em tự đi đến trường, và còn chở em đến lớp mẫu giáo giúp bố. Bà ngoại em ở Thanh Hóa lâu lâu mới vào thăm em một lần. Có bà thì hai anh em đỡ buồn hơn" - Hoàn chia sẻ.
Thầy Lê Đình Nho - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Đức cho hay, ngoài tặng xe đạp, nhận đỡ đầu các học sinh nghèo vươn lên học tốt, Trung đoàn 764 còn thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong nhiều hoạt động khác, tạo mối gắn bó, đoàn kết tình quân dân, giúp các thế hệ học sinh được hiểu thêm về hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ với nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa “1 ngày làm chú bộ đội” cho học sinh khối lớp 3. Tại các buổi ngoại khóa, nhà trường còn phối hợp với Trung đoàn 764 tổ chức lễ kết nạp đội viên cho học sinh khối lớp 3 ngay tại doanh trại quân đội, tạo sự hứng khởi trong rèn luyện cho các em học sinh.
Việc thực hiện mô hình "Nâng bước em đến trường" nhiều năm nay của cán bộ, chiến sỹ Bộ CHQS tỉnh cùng các đơn vị đã góp phần "tiếp sức" cho hàng trăm học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực, niềm tin để tiếp tục đến trường, giúp các em viết tiếp những ước mơ có thể bị dang dở vì nghèo khó, bệnh tật. "Những việc làm, những mô hình đã và đang thực hiện trong toàn lực lượng sẽ góp phần lan tỏa tinh thần học tập và làm theo Bác, tiếp tục xây dựng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” với những việc làm bình dị, chân thành nhưng chứa đựng tình thương yêu con người sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng trong lòng nhân dân”, Thiếu tá Nguyễn Toàn Thắng khẳng định.

tin mới

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Người giám sát

Người giám sát

(Baonghean.vn) - Với chất giọng vùng Nghi Lộc không thể lẫn, anh Nguyễn Xuân Văn - Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Nghi Thái, chân thành dốc hết tâm can về công tác giám sát, những khó khăn và cả kinh nghiệm bản thân đúc rút được từ thực tế công tác.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Chung cư D2 được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ thập kỷ 80, của thế kỷ trước. Đây là một trong những chung cư "già nua" nhất còn tồn tại ở thành phố Vinh, trên địa bàn phường Quang Trung

Vinh - thời gạch vụn

(Baonghean.vn)- Vườn hoa Lê Mao ngày nay, xưa kia là một con đường trũng. Chính bọn học trò chúng tôi đã khiêng gạch vụn về đổ đầy con đường đó, rồi đắp đất lên trồng hoa, làm thành vườn hoa ngay từ ngày ấy.

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

(Baonghean.vn) - Vụ việc các hộ thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tây Hiếu (TX. Thái Hòa) phải đổ bỏ hàng trăm tấn đu đủ chín do doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đột ngột thông báo dừng thu mua, đã gây cú “sốc” cho các nông hộ.

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

(Baonghean.vn) -Về với xã Châu Lý - đất mường Choọng xưa, là địa bàn khó khăn của huyện miền núi Quỳ Hợp, đến đâu cũng nghe náo nức chuyện hiến đất, mở đường, phát triển cây nguyên liệu, làm du lịch cộng đồng. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã nghèo khởi sắc, đưa ấm no về với đồng bào.

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

(Baonghean.vn) - Từ năm 2017, vùng Đảo Chè các xã Thanh An, Thanh Thịnh ra đời cùng một đại dự án 1.532 tỷ đồng do Cienco4 làm chủ đầu tư, mà đến nay đã 6 năm trôi qua đại dự án đó vẫn nằm im trên giấy trong sự ngóng đợi của cán bộ, nhân dân huyện Thanh Chương...

Tươi mới Na Ngoi

Tươi mới Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Chớm Thu, lên với xã biên giới Na Ngoi ( Kỳ Sơn), không chỉ mê đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ấn tượng bởi những màu sắc tươi mới từ những vườn dược liệu, vườn đào, rẫy gừng và những ruộng lúa nước mơn mởn xanh.

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

(Baonghean.vn) - Sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị đã tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt với quê hương Bác Hồ bằng việc ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Được miễn tiền thuê đất từ năm 2011 đến năm 2047, nhưng dự án Trung tâm Dạy nghề Việt Nhất chất lượng cao từ nhiều năm qua đã và đang được sử dụng làm kho xưởng cưa, xẻ gỗ lem nhem, nhếch nhác. Thế nên, cán bộ và nhân dân phường Quán Bàu gọi đây là “dự án lợi dụng chính sách”!

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Truông Bồn, tọa độ lửa năm nào, nay đã rợp những hàng cây xanh che mát khoảng trời hố bom xưa. Câu chuyện của những TNXP đã không tiếc máu xương, cống hiến cả thanh xuân cho dân tộc sẽ mãi được lưu truyền như một bản hùng ca bất tử.

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Hiểm họa mang tên ‘bụi phổi’

Hiểm họa mang tên ‘bụi phổi’

(Baonghean.vn) - Chỉ trong thời gian ngắn, tại Nghệ An, có hàng loạt công nhân làm việc tại các công ty chuyên về khai thác, chế biến khoáng sản phát hiện mắc bệnh bụi phổi. Nhiều người trong số đó tử vong rất nhanh ngay sau khi phát hiện bệnh. 

Đừng bê tông hóa đảo ngọc Lan Châu!

Đừng bê tông hóa đảo ngọc Lan Châu!

(Baonghean.vn) - Đã từ rất lâu, đảo Lan Châu được định danh là “hòn ngọc xanh” thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho vùng biển Cửa Lò. Thế nhưng, “hòn ngọc xanh” ấy đang chịu những tác động xấu, bị bê tông hóa, mai một dần đi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ...

Khi nhà chòi ‘tự mọc’ trên Đảo Chè

Khi nhà chòi ‘tự mọc’ trên Đảo Chè

(Baonghean.vn) - Chứng kiến chuỗi công trình dịch vụ du lịch theo mô hình homestay trên đồi Khe Trò (xã Thanh An, huyện Thanh Chương) đang bị “tuýt còi” vì tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép công trình trên đất lâm nghiệp, chúng tôi không khỏi có những băn khoăn...
Bạo lực học đường: SOS!

Bạo lực học đường: SOS!

(Baonghean.vn) - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới, nhưng cũng không bao giờ là cũ. Đặc biệt là gần đây, tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, với nhiều hình thức bạo lực mới. Bạo lực học đường đang chính là nỗi lo, trăn trở của nhiều gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

(Baonghean.vn) - Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (SN 1987) - 1 trong 133 điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động cả nước vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.
Hiệp Hòa, lời hứa chưa thành...

Hiệp Hòa, lời hứa chưa thành...

(Baonghean.vn) - Nước sông Lam ngày ngày vẫn theo tuyến kênh chính Đô Lương xuyên qua cống Hiệp Hòa tưới mát hàng chục vạn ha đồng ruộng Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, nhưng công trình Bia chứng tích tưởng niệm 98 người đã mất trong vụ tai nạn ngày 3/1/1978 thì vẫn chưa thành hiện thực.
Trăn trở cùng Bá Hạ

Trăn trở cùng Bá Hạ

(Baonghean.vn) - Năm 2019, có 35 hộ đồng bào Đan Lai rời đại ngàn Pù Mát tái định cư vùng núi Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Nhưng ở Bá Hạ đất hẹp ruộng ít, vào kỳ giáp hạt, đồng bào hết sức khó khăn.
Từ tâm nguyện của chị Hạnh…

Từ tâm nguyện của chị Hạnh…

(Baonghean.vn) - Chị Vi Thị Hạnh là vợ anh Nguyễn Văn Hiêm, sống tại bản Kẻ Tre, xã Thạch Ngàn của huyện miền núi Con Cuông. Hai vợ chồng đồng bào Thái này chăm sóc, bảo vệ được một số cây săng lẻ tự mọc và trồng trong vườn nhà nhưng họ đang gặp những khó khăn khi có ý định khai thác..
Homestay miền Tây: Tiềm năng và hướng mở

Homestay miền Tây: Tiềm năng và hướng mở

(Baonghean.vn) -  Dịch vụ homestay phát triển ở vùng cao miền Tây của Nghệ An đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng các dân tộc bản địa, góp phần mở hướng phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, để khai thác được hết tiềm năng sẵn có, loại hình này đang cần có sự kích cầu mạnh mẽ hơn.
Du lịch biển Cửa Lò - Một khát vọng vươn xa

Du lịch biển Cửa Lò - Một khát vọng vươn xa

(Baonghean.vn) - Từ một vùng biển đẹp nhưng nghèo và hoang sơ, Cửa Lò giờ đây đã vươn mình lên một tầm vóc mới, là đô thị du lịch biển hàng đầu của vùng Bắc Trung Bộ. Từ những thành quả đã đạt được, thị xã Cửa Lò đang nỗ lực chắp cánh cho ngành du lịch nơi đây từng bước vươn xa. 

Xứng đáng là người đại biểu dân cử

Xứng đáng là người đại biểu dân cử

(Baonghean.vn)- Là những đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu cử tri Nghệ An, với trách nhiệm, trí tuệ và tinh thần cống hiến, bám sát thực tiễn, quyết tâm đổi mới, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Nghệ An đã luôn hành động vì lợi ích của Nhân dân.
Diễn Ngọc: Chuyện xưa, nay...

Diễn Ngọc: Chuyện xưa, nay...

(Baonghean.vn) - Diễn Ngọc (Diễn Châu) đâu chỉ có mùi ngai ngái, mặn mòi của biển, đâu chỉ là vùng đất chật, người đông, đâu chỉ có sự ồn ã, bận rộn; mà về Diễn Ngọc, vào sâu trong từng ngõ nhỏ, mới cảm được nét trầm tích, thấu được những giá trị văn hóa riêng, mang đậm bản sắc của miền chân sóng…
Tủi phận mốc Km0

Tủi phận mốc Km0

(Baonghean.vn) - Trải qua bao dãi dầu mưa nắng khắc nghiệt của vùng Bắc Trung Bộ, lại thiếu sự quan tâm đầu tư, tu bổ nên Di tích đặc biệt Quốc gia Km0 - đường Hồ Chí Minh đã xuống cấp trầm trọng, không tương xứng với vai trò, giá trị.
Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

Cuộc vật lộn với 'cái chết trắng' ở bản vùng biên Kẻo Nam

(Baonghean.vn) - Sau 10 năm kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới, Kẻo Nam từ một bản kiểu mẫu ở vùng biên đã trở thành bản nghèo nhất tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân phần lớn đến từ ma túy. Trong bản chỉ có 57 hộ, nhưng có hơn 50 người nghiện, thậm chí có gia đình vị cán bộ bản, cả 2 vợ chồng đều nghiện.