Những cựu binh vùng giáo đi đầu phong trào xây dựng nông thôn mới

(Baonghean) - Ở xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên), phong trào hiến đất, mở rộng đường giao thông đang diễn ra sôi nổi ở hầu hết các xóm với mục tiêu xây dựng hệ thống đường sá khang trang, phục vụ cuộc sống của người dân và sớm đưa xã về đích nông thôn mới. Đi đầu trong phong trào này là những cựu chiến binh vùng giáo.
Đời sống nhân dân ở xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) ngày được nâng cao. Ảnh: Công Kiên
Đường sá, nhà cửa của người dân ở xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) ngày càng đẹp, khang trang. Ảnh: Công Kiên

Khác với trước kia, những tuyến đường nội thôn ở xóm 6A, xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) giờ đây đã được mở rộng, việc đi lại đã trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, cảnh quan thôn xóm cũng trở nên thoáng và đẹp hơn. Người dân trong xóm khẳng định những tuyến đường này được mở rộng là nhờ công lớn của giáo dân Nguyễn Đình Huân - Xóm trưởng, cũng là Chi hội trưởng Hội CCB của xóm. Ông Huân là người tích cực vận động nhân dân hiến đất mở đường, và gia đình ông đã gương mẫu đi đầu trong phong trào hiến đất.

“Tuyến đường phía trước nhà còn hẹp, không đủ theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gia đình tôi bàn bạc và quyết định dời hàng rào vào trong để mở rộng đường. Tổng diện tích gia đình tôi hiến khoảng 100 m2, mất một ít đất nhưng có đường đi thuận tiện hơn”. 

Ông Nguyễn Đình Huân - Xóm trưởng, Chi hội trưởng Chi hội CCB xóm 6A, xã Hưng Yên Bắc

Thấy ông Huân hiến đất mở đường, những hộ bên cạnh cũng tự nguyện dời hàng rào vào trong vườn, mấy ngày sau toàn tuyến đường đã được mở rộng thẳng tắp.

Ông Nguyễn Đình Huân, xóm 6A, xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) bên bức tường rào của gia đình đã được dời vào để hiến đất mở đường. Ảnh: Công Kiên
Ông Nguyễn Đình Huân, xóm 6A, xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) bên bức tường rào của gia đình đã được dời vào để hiến đất mở đường. Ảnh: Công Kiên

Ông Nguyễn Đình Huân cho biết thêm, không chỉ riêng tuyến đường trước nhà mà hầu hết các tuyến đường xương cá trong xóm đã được mở rộng. Điều ấy nhờ sự đồng thuận và tự nguyện của bà con trong xóm. Xóm 6A có 90% là giáo dân, bên cạnh mở đường giao thông nông thôn, bà con tích cực đóng góp xây dựng nhà văn hóa và chuyển đổi ruộng đất, quyết tâm không để thua các xóm khác. Ông Huân chia sẻ: “Là một giáo dân từng tham gia quân ngũ, tôi luôn động viên bà con theo đạo phải luôn sống “Tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện một cách hài hòa giữa nghĩa vụ của một con chiên đối với Đức Chúa và một công dân của xã hội. Nhiều người đã nghe theo lời khuyên và tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới”.

Sang xóm 6B, chúng tôi gặp ông Phạm Trọng Nhung - Phó chi hội CCB, cũng là một giáo dân tích cực hiến đất xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng đất, dồn điền, đổi thửa, ban đầu tổ công tác của UBND xã gặp những khó khăn nhất định, vì phần lớn các hộ không muốn nhường đất. Ý thức được vai trò của một CCB, ông Nhung đã thuyết phục vợ và các con hiến 130 m2 đất ruộng để làm đường giao thông nội đồng. Đồng thời, vận động bà con trong xóm thực hiện theo. Kết quả, 15 hộ đồng ý hiến đất ruộng với tổng số gần 1.500 m2 để làm đường giao thông nội đồng, thuận tiện hơn cho việc sản xuất và thu hoạch.

Ông Phạm Trọng Nhung, xóm 6B, xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên). Ảnh: Công Kiên
Gia đình ông Phạm Trọng Nhung, xóm 6B, xã Hưng Yên Bắc (Hưng Nguyên) đã nhường gần 40m2 đất vườn để mở rộng đường. Ảnh: Công Kiên

“Vợ chồng tôi có 6 người con, 2 gái và 4 trai, ban đầu không ai đồng ý hiến đất ruộng, vì gia đình đang thiếu đất sản xuất, các con phải đi làm ăn xa kiếm thêm thu nhập. Tôi đã phân tích cặn kẽ về những điều hơn, lẽ thiệt nên cuối cùng mọi người đã đồng ý, vui hơn nữa là các gia đình khác cũng đã làm theo”.

Ông Phạm Trọng Nhung - Phó chi hội trưởng Chi hội CCB xóm 6B, xã Hưng Yên Bắc


Chưa hết, tuyến đường xương cá chạy sau nhà còn hẹp, các loại xe cộ lưu thông, nhất là vào mùa thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Nhân lúc xóm và xã vận động mở đường, gia đình ông Phạm Trọng Nhung đã tự giác lùi hàng rào vào vườn, nhường gần 40 m2 đất vườn để mở đường. Nhờ đó, những hộ phía sau cũng đồng ý hiến đất, con đường đã trở nên rộng rãi hơn và đang chờ ngày đổ bê tông để việc đi lại thêm thuận tiện và sạch sẽ. Cũng như ông Nguyễn Đình Huân, ông Nhung khẳng định việc tự nguyện hiến đất là việc làm cần thiết đối với một CCB, điều quan trọng là để làm gương cho bà con giáo dân ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới.

Về Hưng Yên Bắc, chúng tôi còn được nghe câu chuyện gia đình giáo dân Phạm Trọng Đào, là Chi hội trưởng Hội CCB, Trưởng ban Công tác Mặt trận xóm 5. Gia đình ông Đào vừa đầu tư xây dựng xong chiếc cổng khang trang với chi phí hơn 50 triệu đồng. Không bao lâu sau, xã thực hiện chủ trương mở rộng đường giao thông nông thôn, tuyến đường trước cổng nhà ông Đào còn hẹp nên được đưa vào diện cần mở rộng. Nắm được thông tin này, chưa cần các đoàn thể đến tuyên truyền, vận động, ông Đào đã tự giác phá dỡ cổng và lùi hàng rào vào trong.

Nhà văn hóa xóm 5, xã Hưng Yên Bắc. Ảnh: Thanh Lê
Nhà văn hóa xóm 5, xã Hưng Yên Bắc. Ảnh tư liệu: Thanh Lê

Được biết, đây là vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán nhưng gia đình ông đã đồng ý hiến 20 m2 được xem là “đất vàng” để mở rộng tuyến đường. Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận, ông Phạm Trọng Đào còn đứng ra vận động bà con trong xóm tự giác thực hiện dỡ bỏ hàng rào, nhường đất mở rộng đường giao thông.

Ông Nguyễn Như Hồng - Chủ tịch Hội CCB xã Hưng Yên Bắc cho biết: “Toàn xã có 11 xóm, tỷ lệ giáo dân chiếm 64%, trong đó 3 xóm giáo toàn tòng, 7 xóm có nhiều hộ giáo dân và 1 xóm có ít hộ giáo dân. Cán bộ và nhân dân trong xã đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới để sớm về đích, hiện tại đang tập trung vào công tác mở đường giao thông và chuyển đổi ruộng đất, bước đầu có được kết quả tốt. Điều này nhờ sự đóng góp quan trọng của những CCB giáo dân trong việc hiến đất và vận động bà con thực hiện”.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.