Nơi người dân không thể sống thiếu ớt

Ớt trở thành gia vị quan trọng nhất trong bữa ăn của người Quý Châu, đồng thời là tiêu chuẩn đánh giá một món ăn ngon, hấp dẫn.

Người dân ở Quý Châu, Trung Quốc coi ớt là món ăn quan trọng trong bữa cơm hàng ngày, bao gồm cả bữa sáng. Ớt được phơi khô, làm mắm, lên men, xào lẫn thức ăn. Khác với vị "cay tê" của người Tứ Xuyên, người dân ở vùng đất xa xôi hẻo lánh này thiên về vị "chua cay".

noi-nguoi-dan-khong-the-song-thieu-ot

Ớt là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Quỳ Châu. Ảnh: CNN.

Các món ăn của người Tứ Xuyên nổi tiếng thế giới về độ cay, thậm chí đã vươn ra những thành phố lớn như London hay Los Angeles. Tuy nhiên, ít người biết rằng: người Tứ Xuyên không sợ đồ ăn cay, còn người dân Quý Châu "chỉ sợ thức ăn không đủ cay". Phoebe Yin, một người gốc Tứ Xuyên hiện sống ở Quý Châu cho biết: "Tôi nghĩ người Tứ Xuyên ăn cay nhất thế giới, nhưng đến Quý Châu tôi mới biết điều này không đúng sự thật. Ít nhất chúng tôi không ăn ớt mỗi ngày như họ".

Món ăn nổi tiếng nhất ở Quý Châu là lẩu cá chua cay. Người dân bắt cá ở những con rạch nhỏ quanh sườn núi, sau đó hầm cùng cà chua, ớt ngâm, ớt tươi, bắp cải, thêm các loại gia vị và nhất định phải ăn khi nồi nước đang sôi để đẩy vị cay nóng lên mức cao nhất.

noi-nguoi-dan-khong-the-song-thieu-ot-1

Lẩu cá chua cay - món ăn phổ biến của người Quý Châu. Ảnh: CNN.

Vị cay đi vào mọi món ăn thường ngày của người dân, trong đó không thể không nhắc tới món "đậu hũ cay". Miếng đậu được thái vuông vức, nhồi nhân bên trong là hỗn hợp của ớt tươi, ớt khô, hành, lá diếp và tỏi. Nó cay đến mức mà nếu thực khách không quen, họ khó có thể cắn tới miếng thứ hai. Tuy nhiên, những tín đồ của đậu hũ và thích ăn cay lại cho đây là món ăn hấp dẫn nhất nhờ hương vị mạnh và hết sức đậm đà.

noi-nguoi-dan-khong-the-song-thieu-ot-2

Đậu Tứ Xuyên thậm chí phải "chào thua" món ăn này. Ảnh: CNN.

Với những vị khách muốn thử thách khả năng ăn cay của mình thì Quý Châu là điểm đến tuyệt vời. Du khách ngoài việc trải nghiệm những món ăn cay rát lưỡi còn có thể dạo quanh những khu chợ của người dân địa phương, tìm mua những đặc sản chỉ có tại đây. Một trong số đó là zhu'ergen, thường được người dân thêm vào các món ăn để tăng vị. Nó thường được trồng bên cạnh các đồng lúa và theo lời người dân thì rất tốt cho phổi. Người Quý Châu nghĩ chính zhu'ergen là nguyên nhân giúp họ thoát chết trong đại dịch SARS năm 2003.

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.